Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Glucose - Đường đơn dùng theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch

Glusose là đường đơn 6 carbon, dùng theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch để điều trị thiếu hụt đường và dịch. Glucose thường được ưa dùng để cung cấp năng lượng theo đường tiêm.

Tên quốc tế: Glucose.

Loại Thu*c: Dịch truyền/chất dinh dưỡng.

Dạng Thu*c và hàm lượng

Dung dịch 5% glucose khan đẳng trương với huyết thanh; dung dịch ưu trương 10%; 15%; 30%; 40%; 50% đựng trong ống tiêm 5 ml, trong chai 100 ml, 250 ml, 500 ml.

Dạng bột dùng để pha uống.

Tác dụng

Glusose là đường đơn 6 carbon, dùng theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch để điều trị thiếu hụt đường và dịch. Glucose thường được ưa dùng để cung cấp năng lượng theo đường tiêm.

Glucose còn được sử dụng để điều trị chứng hạ đường huyết.

Các dung dịch glucose còn được sử dụng làm chất vận chuyển các Thu*c khác.

Chỉ định

Thiếu hụt carbohydrat và dịch.

Mất nước do ỉa chảy cấp.

Hạ đường huyết do suy dinh dưỡng, do ngộ độc rượu, do tăng chuyển hóa khi bị stress hay chấn thương.

Làm test dung nạp glucose (uống).

Chống chỉ định

Người bệnh không dung nạp được glucose.

Mất nước nhược trương nếu chưa bù đủ các chất điện giải.

Ứ nước.

Kali huyết hạ.

Hôn mê tăng thẩm thấu.

Nhiễm toan.

Người bệnh vô niệu, người bệnh bị chảy máu trong sọ hoặc trong tủy sống (không được dùng dung dịch glucose ưu trương cho các trường hợp này).

Mê sảng rượu kèm mất nước, ngộ độc rượu cấp.

Không được dùng dung dịch glucose cho người bệnh sau cơn tai biến mạch não vì đường huyết cao ở vùng thiếu máu cục bộ chuyển hóa thành acid lactic làm ch*t tế bào não.

Thận trọng

Phải theo dõi đều đặn đường huyết, cân bằng nước và các chất điện giải. Cần bổ sung các chất điện giải nếu cần.

Không truyền dung dịch glucose cùng với máu qua một bộ dây truyền vì có thể gây tan huyết và tắc nghẽn.

Truyền glucose vào tĩnh mạch có thể dẫn đến rối loạn dịch và điện giải như hạ kali huyết, hạ magnesi huyết, hạ phospho huyết.

Truyền lâu hoặc truyền nhanh một lượng lớn dung dịch glucose đẳng trương có thể gây phù hoặc ngộ độc nước.

Truyền kéo dài hoặc nhanh một lượng lớn dung dịch glucose ưu trương có thể gây mất nước tế bào do tăng đường huyết.

Thời kỳ mang thai

Dùng được cho người mang thai.

Thời kỳ cho con bú

An toàn đối với người cho con bú.

Tác dụng phụ

Thường gặp

Ðau tại chỗ tiêm.

Kích ứng tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch.

It gặp

Rối loạn nước và điện giải (hạ kali huyết, hạ magnesi huyết, hạ phospho huyết).

Hiếm gặp

Phù hoặc ngộ độc nước (do truyền kéo dài hoặc truyền nhanh một lượng lớn dung dịch đẳng trương).

Mất nước do hậu quả của đường huyết cao (khi truyền kéo dài hoặc quá nhanh các dung dịch ưu trương).

Xử trí

Giảm liều và/hoặc tiêm insulin, nếu đường huyết tăng cao hoặc có đường niệu.

Ðiều chỉnh cân bằng nước và điện giải.

Ðiều chỉnh thể tích dịch truyền và tốc độ truyền.

Liều lượng và cách dùng

Liều dùng thay đổi tùy theo nhu cầu của từng người bệnh.

Phải theo dõi chặt chẽ đường huyết của người bệnh. Liều glucose tối đa khuyên dùng là 500 - 800 mg cho 1 kg thể trọng trong 1 giờ.

Dung dịch glucose 5% là đẳng trương với máu và được dùng để bù mất nước; có thể truyền vào tĩnh mạch ngoại vi. Dung dịch glucose có nồng độ cao hơn 5% là ưu trương với máu và được dùng để cung cấp năng lượng (dung dịch 50% dùng để điều trị những trường hợp hạ đường huyết nặng). Phải truyền các dung dịch ưu trương qua tĩnh mạch trung tâm. Trong trường hợp cấp cứu hạ đường huyết có khi phải truyền vào tĩnh mạch ngoại vi nhưng cần phải truyền chậm (tốc độ truyền dung dịch glucose 50% trong trường hợp này chỉ nên 3 ml/phút). Trong nuôi dưỡng theo đường tĩnh mạch, có thể truyền dung dịch glucose đồng thời với các dung dịch có acid amin hoặc nhũ tương mỡ (truyền riêng rẽ hoặc cùng nhau bằng hỗn hợp 3 trong 1 chứa trong cùng một chai).

Ðể làm giảm áp lực não - tủy và phù não do ngộ độc rượu, dùng dung dịch ưu trương 25 đến 50%.

Dùng insulin kèm thêm là tùy trường hợp; nếu dùng insulin thì phải theo dõi thường xuyên đường huyết của người bệnh và điều chỉnh liều insulin.

Tương kỵ

Trước khi pha thêm bất kỳ một Thu*c gì vào dung dịch glucose để truyền phải kiểm tra xem có phù hợp không.

Dung dịch chứa glucose và có pH < 6 có thể gây kết tủa indomethacin.

Bảo quản

Không bảo quản glucose ở nhiệt độ trên 250C.

Quy chế

Thu*c dạng tiêm, Thu*c tiêm truyền kê đơn và bán theo đơn.


Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/g/glucose/)

Tin cùng nội dung

  • Năm 2013, tôi có đi khám hiếm muộn thì kết quả chẩn đoán là giãn tĩnh mạch thừng tinh, tinh dịch đồ là không có tinh trùng và phát hiện có thêm viêm gan B.
  • Nếu phát hiện chính xác bệnh, điều trị đúng cách và sớm, nam giới bị giãn tĩnh mạch tinh có thể phục hồi chức năng sinh sản.
  • Thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng bất thường như vậy thì thành công không cao, dưới 20%.
  • Em thường cảm thấy đau tức tinh hoàn. BS kết luận là bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, liệu bệnh có ảnh hưởng đến việc sinh con sau này không, Mangyte?
  • Cách đây 2 năm, em có triệu chứng đau tức tinh hoàn vào buổi chiều, nhất là khi đứng ngồi lâu hay hoạt động gắng sức.
  • Trên 2 tinh hoàn của cháu có những bó sợi, sờ được rõ nhất là khi trời nóng.
  • Tôi bị phù sưng, nóng mắt cá chân và hai bàn chân, có lúc bị chuột rút ở cẳng chân vào ban đêm...
  • Dì của em bị suy giãn tĩnh mạch chân, bác sĩ nói cần phẫu thuật nội soi. Cho em hỏi chi phí cho phẫu thuật này là bao nhiêu? Dì em có BHYT ở Lâm Đồng, như vậy có được hưởng bảo hiểm không? Ngoài ra có những phương pháp nào khác điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân này không Mangyte ơi? Em cũng sợ bệnh này vì em là nhân viên văn phòng, làm sao để tránh ạ? Em cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thu Thủy - thuy.le…@gmail.com)
  • Tôi muốn hỏi: tôi bị giãn tĩnh mạch chi dưới, BS yêu cầu tôi làm siêu âm mạch máu nhưng không nói rõ là màu hay trắng đen. Xin tư vấn cho tôi siêu âm cái nào tốt hơn (tôi có đọc trên mạng có vài BS khuyên chỉ cần siêu âm trắng đen là được) và tôi cũng muốn tìm hiểu về giá cả. Xin cảm ơn sự tư vấn của Mangyte! (P. Khải - Đồng Nai)
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY