Thuốc tác động chủ yếu trên hệ tĩnh mạch, với liều cao làm giãn các động mạch và tiểu động mạch. Giãn hệ tĩnh mạch làm cho ứ đọng máu ở ngoại vi và trong các phủ tạng, giảm lượng máu về tim (giảm tiền gánh), hậu quả là giảm áp lực trong các buồng tim. Giãn nhẹ các tiểu động mạch dẫn đến giảm sức cản ngoại vi và áp lực thất trái trong thời gian tâm thu hậu quả là làm giảm nhu cầu oxygen trong cơ tim (giảm hậu gánh).
Nitroglycerin còn được dùng trong nhồi máu cơ tim cấp. Chỉ định này gần đây lại được cân nhắc vì một số nghiên cứu GISSI - 3, ISIS - 4 (1993) đa trung tâm, trên một số lớn bệnh nhân chưa chứng minh được lợi ích của các nitrat trên tỉ lệ Tu vong.
Khi dùng Thuốc, phải tăng liều từ từ để tránh nguy cơ hạ huyết áp thế đứng và đau đầu ở một số bệnh nhân; nên ngồi hoặc nằm sau khi dùng Thuốc.
Thận trọng khi dùng cho người bệnh suy gan, suy thận nặng, cường tuyến giáp, suy dinh dưỡng. Phải bỏ miếng Thuốc dán đi trước khi đánh sốc điện tim.
Kinh nghiệm lâm sàng về sử dụng glyceryl trinitrat trong điều trị những người mang thai còn bị hạn chế, nhất là vào 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén.
Chưa có số liệu đáng tin cậy về sự tích lũy của glyceryl trinitrat trong sữa mẹ nên khi người mẹ dùng Thuốc thì ngừng cho con bú.
Ðiều trị cắt cơn đau thắt ngực: Ngậm dưới lưỡi một viên nitroglycerin 0,5 mg (thường từ 0,3 - 0,6 mg), cứ sau 5 phút lại ngậm 1 viên cho đến hết cơn đau, tối đa không quá 3 lần. Có thể dùng dạng khí dung xịt lưỡi, mỗi lần xịt 0,4 mg, xịt 1 - 2 lần vào dưới lưỡi ngậm miệng, không hít. Nếu quá 20 phút không cắt được cơn đau thì phải xem lại chẩn đoán (trong nhồi máu cơ tim, cơn đau kéo dài quá 20 phút, không cắt được với nitroglycerin). Trong ngày có thể dùng lại nhiều lần nếu cơn đau lại tái diễn và người bệnh không bị đau đầu, hạ huyết áp.
Phòng cơn đau thắt ngực: Dùng dạng Thuốc giải phóng chậm 2,5 - 6,5 mg, 2 viên/ngày. Có thể dùng miếng Thuốc dán ở da ngực trái 5 - 10 mg hoặc bôi Thuốc mỡ 2% ở da vùng ngực, đùi hoặc lưng, liều dùng do thầy Thuốc chỉ định.
Ðiều trị suy tim sung huyết phối hợp với các Thuốc khác: Trong phù phổi cấp tính nên dùng viên ngậm dưới lưỡi hoặc Thuốc xịt để có tác dụng nhanh; trong suy tim mạn tính nên dùng dạng Thuốc giải phóng chậm 2,5 - 6,5 mg, 2 viên/ngày.
Người bệnh có nhồi máu cơ tim trước rộng có chống chỉ định dùng Thuốc ức chế enzym chuyển đổi và áp lực thất trái cuối tâm trương được coi là cao và cần phải giảm tiền gánh.
Người bệnh có suy thất trái (dùng nitrat phối hợp với Thuốc ức chế enzym chuyển đổi) hoặc tăng huyết áp nặng.
Khi chưa chẩn đoán phân biệt được giữa nhồi máu cơ tim cấp thường xuyên thành sớm với đau thắt ngực Prinzmetal.
Cần dùng liệu pháp liều thấp ban đầu để tránh làm giảm huyết áp quá mức (huyết áp tâm thu < 90 mmHg): Glyceryl trinitrat 5 microgam/phút được tăng lên từ 5 đến 20 microgam/phút cách 5 - 10 phút/1 lần, tối đa 200 microgam/phút (dùng bộ dây truyền thông thường tiêm tĩnh mạch PVC cùng với chai bằng thủy tinh) cho tới khi huyết áp trung bình giảm 10% ở người huyết áp bình thường và giảm khoảng 30% ở người tăng huyết áp; tiêm truyền duy trì trong 24 giờ hoặc lâu hơn.
Khi liều 200 microgam/phút không làm hạ huyết áp, phải ngừng truyền vì có kháng nitrat. Sau giai đoạn cấp, có thể dùng glyceryl trinitrat uống, điều chỉnh liều để giảm huyết áp vào khoảng 10% trong 6 tuần hoặc dùng Thuốc dán xuyên da (ngừng dùng ban đêm) giống như trong GISSI 3.
Khi dùng Glyceryl trinitrat theo đường tiêm truyền tĩnh mạch, dung dịch trong ống tiêm phải pha loãng với glucose 5% hoặc natri clorid 0,9%. Tránh dùng đồ đựng bằng chất dẻo PVC vì glyceryl trinitrat bị hấp phụ nhiều.
Những Thuốc chống tăng huyết áp, giãn mạch, lợi tiểu đều có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp do Glyceryl trinitrat gây nên, đặc biệt ở người cao tuổi.
Bảo quản viên nén glyceryl trinitrat trong lọ thủy tinh đậy kín bằng nắp có lót lá kim loại và không dùng bông chèn lót trong lọ.
Nitroglycerin dùng quá liều có thể gây nên hạ huyết áp nghiêm trọng kèm theo trụy tim mạch, ngất, đau đầu dữ dội, chóng mặt, rối loạn thị giác, tăng áp lực nội sọ, buồn nôn và nôn, đau quặn bụng, ỉa chảy, khó thở, methemoglobin huyết, bại liệt, hôn mê.
Cách xử trí: Cần để bệnh nhân ở tư thế nằm, nâng cao 2 chân, nhằm mục đích cải thiện lượng máu trở về từ tĩnh mạch. Phải truyền dịch và phải giữ cho đường thở được thông thoáng. Không nên dùng những chất co mạch vì có hại nhiều hơn lợi. Khi methemoglobin huyết xuất hiện, cần xử trí bằng tiêm dung dịch xanh methylen. Phải thực hiện rửa dạ dày sớm nếu Thuốc được dùng qua đường tiêu hóa.
Thành phẩm giảm độc: Khí dung phân liều có hàm lượng tối đa là 0,4 mg/1 lần phun; cao dán có hàm lượng tối đa là 20 mg. Thuốc viên có hàm lượng tối đa là 0,5 mg, Thuốc viên tan chậm có hàm lượng tối đa là 2,5 mg.
Nguồn: Internet.