Người có bệnh liên quan đến gan
Do có vị nóng nên gừng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan khiến cho các tế bào gan bị hoại tử. Bởi, bản chất của những tế bào gan thường bị hoại tử khi đang trong trạng thái được kích thích.
Cụ thể là khi chế biến, nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng có thể làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến
Người bị sỏi mật
Tính chất cay nóng của gừng sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật, uống thuốc không thể tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài được.
Phụ nữ trong nửa kỳ cuối mang thai
Gừng được các mẹ bầu yêu thích vì giảm triệu chứng ốm nghén. Tuy nhiên trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.
Và trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.
Người thân nhiệt cao, trẻ đang sốt
Gừng có tính nhiệt. Đối với người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao. Lúc ấy nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng cao, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến...
Tương tự khi thân nhiệt đang cao, nếu uống nước gừng hoặc ăn thức ăn có gia vị gừng sẽ làm cho thân nhiệt tăng cao hơn.
Sốt do cảm lạnh, nếu muốn uống nước gừng để chữa cảm, đẩy khí lạnh ra khỏi cơ thể thì bạn cần phải hạ sốt trước. Khi cơ thể hết sốt thì bạn mới được uống nước gừng.
Tương tự nếu bị cúm virus mà không sốt hay sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng, nhưng khi đã có dấu hiệu sốt cao và có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng gừng.
Nếu cảm nắng thì tuyệt đối tránh
Người bị sốt do cảm nóng thì đặc biệt không được uống nước gừng, bởi nước gừng tươi đường đỏ chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo, hoặc vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa. Trường hợp cảm nắng khi uống nước gừngcó thể dẫn đến tử vong.
Người bệnh dạ dày, tá tràng
Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, loét tá tràng sẽ được các bác sĩ khuyên không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.
Ngoài ra, nếu bạn được chẩn đoán có bất kì triệu chứng ung thư ở đường tiêu hóa thì tuyệt đối không được ăn gừng vì nó sẽ kích thích khối u phát triển nhanh hơn.
Cũng giống như niêm mạc dạ dày, nếu ăn gừng với số lượng nhiều có thể gây ra những viêm, loét bao phủ hết thành ruột và đại tràng.
Người bệnh trĩ, xuất huyết
Nếu bạn có tiền sử bị rối loạn chảy máu (trong đó có cả chảy máu cam, tử cung…) thì nên hạn chế ăn gừng ở bất kì dạng nào bởi nó sẽ làm tăng tình trạng chảy máu. Ngoài ra, bạn không được ăn gừng khi bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao hay đã có tiền sử đột quỵ, nhồi máu và thiếu máu cục bộ.
Người đang uống thuốc
Gừng có thể phù hợp và tương tác với một số loại thuốc. Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ nên khi đã uống thuốc nếu muốn dùng gừng nên tham khảo ý kiến bác sỹ. Tốt nhất là không nên kết hợp gừng với các loại thuốc giảm huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim.
Những loại thuốc này có thể tăng hoạt tính khi có sự góp mặt của gừng, bởi đó thường là những loại thuốc tác dụng mạnh và nó có thể gây quá liều. Gừng cũng gây nguy hiểm đối với các loại thuốc hạ đường huyết được quy định cho bệnh tiểu đường.
Thu Hương
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: