Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Hai “ông lớn” công nghệ phải “xuống nước” trước đạo luật trả phí truyền thông của Australia

(MangYTe) - Bất chấp sự phản đối từ Facebook và Google, Quốc hội Australia thông qua Luật Trả phí truyền thông - đạo luật đầu tiên trên thế giới yêu cầu các tập đoàn công nghệ trả tiền cho các hãng tin tức khi chia sẻ - để thúc đẩy lợi ích báo chí của công chúng Australia. Facebook ngay lập tức chặn các liên kết tin tức, trong khi Google cố gắng đạt được thỏa thuận ôn hòa nhất.

Động thái đáp trả

Theo Luật Trả phí truyền thông được đề xuất từ Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia, cả Google và Facebook được yêu cầu đàm phán với các nhà xuất bản và bồi thường cho họ về nội dung xuất hiện trên các trang mạng xã hội. Nếu các bên không thể thống nhất, một trọng tài viên sẽ triển khai mô hình “trọng tài cung cấp cuối cùng” để xác định mức thù lao. Vi phạm quy tắc, bao gồm cả việc không thương lượng một cách thiện chí, sẽ bị phạt 10 triệu USD hoặc tương đương 10% doanh thu hàng năm ở Australia.

Facebook và Google đã phản bác để ngăn luật này được Quốc hội Australia dự kiến thông qua trong vài tuần tới. Tuy nhiên, hai “gã khổng lồ” công nghệ đã có những cách tiếp cận khác nhau. Facebook đã chặn chia sẻ nội dung tin tức ở Australia để đáp trả. Quyết định của Facebook cũng có nghĩa là những người bên ngoài Australia không thể xem hoặc chia sẻ tin tức Australia trên mạng xã hội này. Ngay cả trang Facebook của các hãng tin như News Corps, Nine, ABC... cũng không có nội dung gì.

Lệnh cấm của Facebook đã ảnh hưởng đến một số dịch vụ khẩn cấp ở Australia khi các trang Facebook này vốn đóng vai trò cảnh báo công chúng về bùng phát Covid-19, cháy rừng và thiên tai... bị bỏ trống, không đăng tải nội dung gì. Các dịch vụ cứu hỏa, y tế và khí tượng trên khắp đất nước chứng kiến các trang Facebook của họ bị xóa sổ.

Trang Facebook Cục Khí tượng của Chính phủ liên bang “bị ảnh hưởng bởi các hạn chế nội dung tin tức Facebook đột ngột” - Bộ trưởng Môi trường Sussan Ley xác nhận, đồng thời kêu gọi mọi người truy cập website của Cục thay vì vào Facebook.

Trang Facebook của cơ quan cứu hỏa Tây Australia cũng bị xóa sạch khi tiểu bang chuẩn bị đối phó với “nguy cơ hỏa hoạn thảm khốc”. Các trang Facebook của ít nhất 3Sở Y tế tiểu bang thường xuyên cập nhật Covid-19 nằm trong số những trang bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm. Một số tài khoản Chính phủ cũng bị ảnh hưởng.

Trong một bài đăng trên blog, William Easton (Giám đốc điều hành của Facebook tại Australia và New Zealand) phản đối: “Luật được đề xuất về cơ bản hiểu sai mối quan hệ giữa nền tảng của chúng tôi và các nhà xuất bản truyền thông về việc sử dụng nó để chia sẻ nội dung tin tức”.

Google thì chọn cách cách tiếp cận ngược lại. Thực ra ban đầu, công ty này cũng phản đối dự luật nhưng ngaysau đó đã thực hiện các thỏa thuận với các công ty xuất bản lớn của Australia, bao gồm cả với News Corp của tỷ phú Rupert Murdoch để trả tiền cho một số nội dung tin tức được dùng. Google đã công bố thỏa thuận toàn cầu kéo dài 3 năm với News Corp.

Các câu chuyện từ Wall Street Journal, New York Post, Sunday Times và các ấn phẩm khác của News Corp từ Vương quốc Anh và Australia sẽ hiển thị trong các bảng đặc biệt trên ứng dụng Google News, trên màn hình chính tìm kiếm trên điện thoại di động và trên Google News trên máy tính để bàn. Người phát ngôn của Google là Maggie Shiels cho biết, thỏa thuận không bao gồm Fox News. Nó cũng chỉ bao gồm một số quốc gia như Australia, Anh, Pháp và Đức.

Nhận xét về động thái của 2 gã khổng lồ công nghệ, GS Johan Lidberg chuyên về lĩnh vực truyền thông tại Đại học Monash ở Melbourne cho biết, Facebook ít bị thua thiệt hơn Google theo Luật Trả phí truyền thông nhưng công ty này đã chọn cách “leo thang cuộc chiến”. Còn Google dường như hòa hợp hơn với những gì cộng đồng mong muốn và dường như có phần coi trọng trách nhiệm xã hội hơn Facebook.

Buộc phải “xuống thang”

Những năm qua, Facebook và Google đều có ít động lực để trả tiền cho các nhà sản xuất tin tức và lập luận rằng họ đã giúp thu hút rất nhiều độc giả đến những câu chuyện, tin tức mà nếu không sẽ không được chú ý trên các trang web. Lần này, mọi sự đã khác và Australia có phản ứng khá mạnh. “Facebook cần phải suy nghĩ rất kỹ về ý nghĩa của điều này đối với danh tiếng và vị thế của mình”, Bộ trưởng Truyền thông Australia Paul Fletcher.

Trong các cuộc phỏng vấn, Bộ trưởng Paul Fletcher dành lời khen Google vì đã tham gia vào quá trình này và gợi ý rằng Facebook nên xem xét kỹ lưỡng về quyết định “xóa tất cả các nguồn tin tức có thẩm quyền và đáng tin cậy khỏi nền tảng” và rằng hành động vừa qua của công ty này “chắc chắn đặt ra các vấn đề về độ tin cậy của thông tin trên nền tảng”.

Quyết định chặn chia sẻ tin tức của Facebook đã vấp phải làn sóng giận dữ tại Australia. Thủ tướng Australia Scott Morrison lên án hành động của Facebook làm gia tăng căng thẳng không cần thiết, đồng thời kêu gọi mạng xã hội lớn nhất thế giới cần nhanh chóng dỡ bỏ quyết định trên với người dùng nước này và trở lại bàn đàm phán.

Sau cùng, vừa qua, Facebook đã thông báo dỡ bỏ lệnh cấm người Australia xem và chia sẻ tin tức trên nền tảng mạng xã hội khi đạt được thỏa thuận với Chính phủ nước này về việc trả tiền cho báo chí. Phó Chủ tịch của Facebook Campbell Brown cho biết, thỏa thuận cho phép công ty chọn nhà xuất bản mà họ sẽ hỗ trợ, bao gồm cả những nhà xuất bản nhỏ và địa phương.

“Chúng tôi hài lòng rằng Chính phủ Australia đã đồng ý với một số thay đổi và bảo đảm giải quyết các mối quan tâm cốt lõi của chúng tôi về việc cho phép các giao dịch thương mại, công nhận giá trị mà nền tảng của chúng tôi cung cấp cho các nhà xuất bản so với giá trị mà chúng tôi nhận được từ họ”, Giám đốc điều hành William Easton chia sẻ.

Thông tin cũng được Bộ trưởng Tài chính Josh Frydenberg và Bộ trưởng Truyền thôngAustralia Paul Fletcher xác nhận. Kết quả trên có được sau khi các cuộc đàm phán giữa hai bên mang tới sự thống nhất về việc Chính phủ Australia đồng ý sửa đổi một số quy tắc, quy định trong Luật Trả phí truyền thông.

Sự hợp tác của Google rồi tiếp đến của Facebook là một thắng lợi lớn trong nỗ lực của Australia khiến hai gã khổng lồ internet này trả tiền nội dung cho báo chí mà họ sử dụng. Vụ việc được các Chính phủ và công ty công nghệ trên thế giới theo dõi chặt chẽ.

Bộ trưởng Tài chính Australia Josh Frydenberg bày tỏ: “Không còn nghi ngờ gì nữa, Australia đã là một trận chiến đại diện cho thế giới. Facebook và Google đã không che giấu sự thật là họ biết rằng con mắt của thế giới đang đổ dồn vào Australia”.

Những động thái mới đây của một số ông lớn công nghệ đã chứng minh cho nhận định trên của Bộ trưởng Tài chính Australia. Theo đó, Google đã ký hợp đồng với các công ty truyền thông lớn nhất của Australia trong các giao dịch cấp phép nội dung thông qua nền tảng News Showcase. Nền tảng này sẽ ra mắt vào tháng 10, hơn 50 đầu sách của Australia và hơn 500 nhà xuất bản trên toàn cầu đang hợp tác để sử dụng mô hình này. Microsoft và bốn nhóm xuất bản châu Âu thì đã thông báo họ sẽ làm việc cùng nhau để thúc đẩy các quy tắc kiểu Australia đối với các khoản thanh toán bằng tin tức từ các nền tảng công nghệ.

Hoàng Thư / Pháp luật Bốn phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo pháp luật (https://baophapluat.vn/4-phuong/hai-ong-lon-cong-nghe-phai-xuong-nuoc-truoc-dao-luat-tra-phi-truyen-thong-cua-australia-578496.html)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - UBND TP HCM vừa có ý kiến chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch UBND 24 quận - huyện và các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm thành phố triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2019 và khẩn trương xây dựng kế hoạch tại đơn vị trước ngày 15/4/2019.
  • (MangYTe) - Vấn đề an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, trong trường học đang là chủ đề được dư luận đặc biệt quan tâm. Chỉ trong thời gian ngắn đã xảy ra nhiều vụ thực phẩm bẩn, ngộ độc thực phẩm tại các trường học và các bếp ăn tập thể của công nhân gióng lên hồi chuông cảnh báo công tác vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn tập thể.
  • (MangYTe) - Thời tiết nắng nóng nhiều người sử dụng  nước đá, đồ mát lạnh với mong muốn giải nhiệt. Tuy nhiên, sử dụng những thứ này quá nhiều, thường xuyên, sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, sinh ra nhiều bệnh như đau đầu, viêm họng, hỏng răng, ảnh hưởng lưu thông máu...
  • (MangYTe) - Ông trùm Hưng “kính” được chẩn đoán sơ gan mất bù và Tu vong vào trưa ngày 14/8. Vậy căn bệnh này nguy hiểm như thế nào?
  • (MangYTe) - Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để phục vụ nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ. Thế nhưng không phải ai cũng may mắn tìm được những nơi làm đẹp uy tín, được cấp phép. Nhiều người mù quáng tin lời quảng cáo mà phải gánh chịu hậu quả nặng nề…
  • (MangYTe) - Nấm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi, ít gặp ở người bình thường có sức đề kháng tốt. Bệnh hay gặp ở người suy giảm miễn dịch, già yếu, mắc bệnh mạn tính lâu ngày. Tỉ lệ bệnh nấm phổi chỉ chiếm 0,02% các bệnh phổi, tuy nhiên khi bị nấm phổi không phát hiện điều trị kịp thời khả năng Tu vong có thể lên tới 50-70%.
  • (MangYTe) - Bệnh dại chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được.
  • (MangYTe) - Ở Trung Quốc, nhiều nam thiếu niên chịu áp lực nặng nề từ phụ huynh và truyền thông buộc các em phải tỏ ra nam tính, giữa ý kiến phản bác nói nam tính không chỉ là ở bề ngoài.
  • (MangYTe) - Sau bao ngày tháng miệt mài, cô gái có tên Zhang “BB” Xi (23 tuổi) mới làm được một việc to tát trên hành trình thực hiện ước mơ trở thành người nổi tiếng của mình. Với khoảng 300.000 người hâm mộ trên các trang mạng xã hội, các video, clip về những bài hướng dẫn trang điểm, làm đẹp của cô luôn được đông đảo người xem biết đến…
  • (MangYTe) - Đang vệ sinh nhà hàng, nam nhân viên bị điện phóng rơi xuống đất bị thương nặng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY