Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hành trình 30 năm Việt Nam bền bỉ đối phó với dịch HIV/AIDS

Việt Nam có kinh nghiệm 30 năm đối phó với dịch HIV/AIDS với các sáng kiến, thành tựu đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận và tiến tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Trung tâm hỗ trợ cộng đồng trong phòng chống HIV/AIDS. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Theo ước tính, việt nam hiện có khoảng 250.000 người nhiễm hiv còn sống nhưng chỉ có 210.000 người biết được tình trạng nhiễm hiv của mình.

Năm 2020 đánh dấu mốc 30 năm việt nam thực sự đối phó với dịch hiv/aids. những năm qua, việt nam đã được nhiều thành tựu quan trọng được thế giới ghi nhận và đánh giá cao.

[Hợp tác y tế là điểm sáng trong 25 năm quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ]

Vừa qua, thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh aids vào năm 2030.

Nhìn nhận lại công tác phòng chống dịch hiv/aids trong 30 năm qua và những quyết sách sắp tới để chấm dứt bệnh này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với phó giáo sư nguyễn hoàng long, cục trưởng cục phòng, chống hiv/aids.

200.000 người thoát khỏi Tu vong do AIDS

-thưa cục trưởng, trong công tác phòng chống dịch của việt nam thời gian qua, ông có đánh giá như thế nào?

Theo tính toán của các chuyên gia, chúng ta đã tránh cho hơn nửa triệu người không bị nhiễm hiv, gần 200.000 người thoát khỏi Tu vong do aids. có được những thành tựu này là nhờ thực hiện tốt 2 chiến lược quốc gia phòng, chống hiv/aids trong giai đoạn vừa qua.

-Ông có thể cho biết sự cần thiết của việc ban hành

Nghị quyết số 20-nq/tw ngày 25/10/2017 của ban chấp hành trung ương về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đã đặt ra mục tiêu vào năm 2030 việt nam về cơ bản chấm dứt dịch bệnh aids.

Để đạt được mục tiêu này chúng ta phải phấn đấu đưa tỷ lệ người nhiễm hiv xuống dưới 1.000 ca mỗi năm vào năm 2030. như vậy cần phải đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống hiv/aids để thực hiện mục tiêu to lớn này.

Lây truyền HIV qua đường T*nh d*c diễn biến phức tạp

-Vậy ngành y tế có những thay đổi nào điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới?

Chiến lược quốc gia được xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp rõ ràng sẽ giúp các cơ quan trung ương và địa phương thực hiện các giải pháp phòng, chống hiv/aids thống nhất trên toàn quốc phù hợp với bối cảnh từng địa phương.

Chiến lược quốc gia được phê duyệt cũng thể hiện sự cam kết rất lớn của việt nam với công tác phòng, chống hiv/aids và với cộng đồng quốc tế, cùng nhau hướng đến chấm dứt dịch bệnh aids vào năm 2030.

-Ông có thể cho biết những điểm mới của Chiến lược lần này so với Chiến lược giai đoạn 2011-2020?

Về bối cảnh, dịch hiv/aids có sự thay đổi về nhóm có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm hiv. nguy cơ lây nhiễm hiv qua quan hệ T*nh d*c gia tăng, đặc biệt là trong nhóm người quan hệ T*nh d*c đồng giới nam (msm). đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay các nguồn viện trợ quốc tế cho phòng, chống hiv/aids ngày càng cắt giảm, giai đoạn tới phải chủ yếu dựa vào nguồn lực trong nước; mạng lưới tổ chức phòng, chống hiv/aids các địa phương được sáp nhập, lồng ghép vào hệ thống y tế dự phòng...

Về mục tiêu, Chiến lược đưa ra mục tiêu Chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Mục tiêu to lớn này cũng đã được đặt ra trong Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương nói trên, đồng thời cũng là mục tiêu toàn cầu về phòng, chống HIV/AIDS.

Về các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, có sự kế thừa từ Chiến lược giai đoạn 2011-2020, đồng thời có sự điều chỉnh, bổ sung các giải pháp mới phù hợp với tình hình mới.

Phó giáo sư Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị

- thưa cục trưởng, ông có thể phân tích các giải pháp chính để thực hiện chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh aids là gì?

Đó là cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chủ động của của địa phương và tham gia của các tổ chức xã hội, tổ chức dựa vào cộng đồng bao gồm cả cộng đồng người nhiễm hiv trong công cuộc phòng, chống hiv/aids.

Mặc dù có thể nói việt nam đã có một hệ thống pháp lý về phòng, chống hiv/aids khá đầy đủ, tuy nhiên, mỗi giai đoạn lại có những vấn đề phát sinh nên cần được điều chỉnh bằng văn bản pháp luật và chế độ chính sách phù hợp.

Hiện nay, luật phòng, chống hiv/aids cũng đang được đề xuất sửa đổi, bổ sung để bảo phù hợp với thực tế và đồng bộ với hệ thống pháp luật khác có liên quan. ngành y tế tăng cường tổ chức việc phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống hiv/aids cũng như đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống hiv/aids.

Bên cạnh đó, ngành y tế sẽ đẩy mạnh các nhóm giải pháp về chuyên môn kỹ thuật như dự phòng lây nhiễm HIV bao gồm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử; mở rộng và nâng cao chất lượng tư vấn xét nghiệm HIV; tăng cường điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV; đẩy mạnh giám sát dịch HIV/AIDS. Các nhóm giải pháp này được điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với tình hình

Các nhóm giải pháp về đảm bảo tài chính, về nguồn nhân lực, về cung ứng Thu*c, sinh phẩm thiết yếu và hợp tác quốc tế sẽ là các giải pháp quan trọng cho việc triển khai các dịch vụ phòng, chống hiv/aids một cách hiệu quả.

Tư vấn xét nghiệm cho các bạn trẻ. (Ảnh: PV/Vietnam+)

-Những khó khăn nào khi triển khai Chiến lược và hướng giải quyết thưa Cục trưởng?

: Một số khó khăn chủ yếu trong quá trình triển khai Chiến lược đó là khó khăn về nhận thức, nhiều nơi không thấy hết tầm quan trọng của công tác phòng, chống HIV/AIDS, chủ quan lơ là trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Thực tế thời gian gần đây đã có một số người, một số địa phương đã có sự lơ là, chủ quan và cho rằng chúng ta đã kiểm soát tốt dịch hiv/aids rồi nên không cần quá quan tâm hay đầu tư cho chương trình phòng, chống hiv/aids nữa, trong khi các chuyên gia đều cảnh báo dịch hiv có thể bùng phát bất cứ khi nào nếu chúng ta chủ quan, lơ là.

Khó khăn thứ hai là tình hình dịch còn diễn biến phức tạp, các hành vi, yếu tố nguy cơ ngày càng khó kiểm soát. như chúng ta đã biết, cho đến nay thế giới chưa có vắcxin, chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu trong khi đường lây truyền hiv ở việt nam có sự chuyển dịch chủ yếu qua đường T*nh d*c, trong nhóm nam quan hệ T*nh d*c đồng giới trẻ, người chuyển giới nữ. đây là những nhóm ẩn, khó tiếp cận nên việc kiểm soát dịch hiv trong giai đoạn tới sẽ rất khó khăn.

Việt nam hiện ước tính vẫn còn khoảng 40.000 người nhiễm hiv sống trong cộng đồng mà họ chưa biết tình trạng nhiễm hiv của họ, họ có thể vẫn đang rất khỏe mạnh, chính vì vậy họ có thể tiếp tục là nguồn lây nhiễm hiv mới rất khó kiểm soát trong cộng đồng.

Khó khăn thứ ba là nguồn tài chính cho phòng, chống hiv/aids: có thể nói 30 năm qua chúng ta đã có sự hỗ trợ rất lớn về tài chính từ các tổ chức quốc tế cho phòng, chống hiv/aids. giai đoạn tới, nguồn này cắt giảm mạnh. các hoạt động phòng, chống hiv/aids sẽ phụ thuộc chủ yếu ngân sách trong nước từ nguồn trung ương và địa phương.

Như chúng ta biết, với khoảng 250.000 người nhiễm HIV tại Việt Nam thì nhu cầu các dịch vụ dự phòng để họ không lây truyền HIV ra cộng đồng, điều trị bằng Thu*c kháng HIV cho

Chúng ta cũng có kinh nghiệm 30 năm đối phó với dịch hiv/aids, đó là các sáng kiến, thành tựu đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận, tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ vượt qua các khó khăn thách thức và thực hiện thành công mục tiêu chiến lược đã đề ra.

Xin trân trọng cảm ơn Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long!./.

Thùy Giang (Vietnam+)

Mạng Y Tế
Nguồn: VietNamPlus (https://www.vietnamplus.vn/30-nam-chong-hivaids-ben-bi-vuon-toi-muc-tieu-cham-dut-dich-benh/664098.vnp)

Tin cùng nội dung

  • Sáng 16/11, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị “Ghép mô, tạng và điều phối ghép mô, tạng tại Việt Nam”.
  • Bộ trưởng Y tế đã tới thăm các bệnh nhân được ghép tạng từ người cho ch*t não ngày 30/6 tại BV Việt Đức (Hà Nội) và khen thưởng các kíp thực hiện ca ghép này.
  • Hiện nay, Việt Nam đã thành công trong ghép thận, gan, tim và đang tiến tới ghép phổi, tụy cho bệnh nhân.
  • TS. Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng cho biết: bệnh trĩ ở nước ta phổ biến đến mức dân gian có câu: thập nhân cửu trĩ tức mười người thì chín người bị trĩ.
  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống