Lần đầu tiên, sau nhiều nỗ lực của những tấm lòng đam mê với nghệ thuật truyền thống, Liên hoan các câu lạc bộ khu vực phía Bắc được tổ chức từ ngày 3 đến 5-12-2019, tại Ninh Bình - cái nôi của xẩm.
Liên hoan là dịp tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói chung, nghệ thuật nói riêng.
Hát xẩm là một nghệ thuật diễn xướng dân gian độc đáo trong kho tàng âm nhạc cổ truyền của dân tộc ta, với lối kể tích sâu sắc, khéo léo và hấp dẫn. Hát xẩm ra đời cách đây hơn 700 năm.
Theo tài liệu của ông Trần Việt Ngữ - nhà nghiên cứu lão thành công bố năm 1964, hát xẩm có 8 làn điệu chính: Xẩm chợ; Xẩm xoan (Chênh bong); Huê tình (riềm huê); Xẩm nhà trò (ba bậc); Nữ oán (Phồn huê); Hò bốn mùa; Hát ai; Thập ân.
Tuy nhiên, thường gọi tên các loại xẩm theo một số tiêu thức khác, đó là gọi theo tên bài xẩm nổi tiếng như “Xẩm anh Khóa” (theo tên bài thơ được hát theo điệu Xẩm Tiễn chân anh Khoá xuống tàu của Á Nam Trần Tuấn Khải), hoặc theo mục đích, nội dung bài xẩm như “Xẩm dân vận”, là những bài xẩm được sáng tác để tuyên truyền, vận động quần chúng và gọi theo môi trường biểu diễn như “Xẩm chợ” và “Xẩm cô đầu”.
Riêng tại Hà Nội, còn có một dòng xẩm rất đặc trưng mà không đâu có được đó là xẩm tàu điện, vì nó thường được hát trên tàu điện để phục vụ người dân đô thị.
Với đặc trưng là những khúc hát mang nặng tâm sự, xẩm thường gắn với hình ảnh những người hát rong với cây đàn trên tay đi khắp nơi để mưu sinh.
Nhưng điều làm nên sức hút của nghệ thuật chính là những làn điệu vui tươi với lời ca gần gũi, mang nội dung chính là đả kích, châm biếm, lên án những thói hư tật xấu trong xã hội hay đề cập đến các sự kiện mới xảy ra.
Sự tài hoa của những người nằm ở chỗ họ có thể nhanh chóng ứng tác những nội dung, sự kiện ấy vào bài hát của mình để chuyển tải thành những câu chuyện kể dễ đi vào lòng người. Bởi thế, họ được mệnh danh là những “người kể chuyện bằng âm nhạc”.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là thời gian thịnh đạt nhất của hát xẩm. Lúc này, không còn đơn thuần là giải trí lúc nông nhàn, xẩm đã phát triển thành một nghề kiếm sống của người nghèo nơi thành thị và được truyền dạy qua nhiều thế hệ.
Và lượng người đông nhất là thời kỳ Pháp thuộc và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Một thời gian dài, đã là món ăn tinh thần của quần chúng lao động.
Nó đề cập đến nhiều vấn đề ở mọi khía cạnh, trong mọi tình huống của cuộc sống, từ công cha nghĩa mẹ, tình yêu, tình vợ chồng, tình huynh đệ cho đến những tình cảm riêng tư của mỗi con người, hay những vấn đề mang
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và những năm sau đó, xẩm cũng như nhiều môn nghệ thuật khác đã “đồng hành” cùng với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước.
Đơn cử như tuyên truyền cho phong trào bình dân học vụ ở các huyện ngoại thành với bài “Tiễu trừ giặc dốt”, nghệ nhân xẩm Minh Sen (Thanh Hóa) với cây đàn nhị đã đi khắp các mặt trận để hát cho các chiến sĩ nghe; hay nghệ nhân Hà Thị Cầu dù không hề biết chữ hay bất cứ nốt nhạc nào cũng sáng tác bài “Theo Đảng trọn đời” theo điệu Thập ân...
Có thể thấy xẩm có một sức sống mạnh mẽ, dễ lan tỏa và có sức truyền cảm sâu sắc đến người nghe. Tuy nhiên, từ thập niên 60 trở lại đây, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là do những quan niệm sai lầm nên các phường xẩm dần tan rã.
Các nghệ nhân xẩm tài danh bước dần vào tuổi xế chiều, rồi lần lượt ra đi. Năm 2013, “người giữ hồn xẩm” - nghệ nhân Hà Thị Cầu qua đời, những tưởng nghệ thuật sẽ lụi tàn. Nhưng, thực tế nghệ thuật vẫn được lưu giữ và đang từng ngày có thêm những nhân tố mới.
Nhận thấy giá trị nghệ thuật to lớn cũng như nguy cơ thất truyền của nghệ thuật hát xẩm, các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân đã cùng nhau phục dựng.
Các tỉnh phía Bắc thành lập nhiều câu lạc bộ, nhóm xẩm như chiếu xẩm Hà Thành, chiếu xẩm Hải Phòng, các Câu lạc bộ hát xẩm tỉnh Quảng Ninh, Nam Định, Vĩnh Phúc, Thái Bình... đã tạo nên sức sống mới cho nghệ thuật hát xẩm.
Nội dung các bài hát xẩm đã phong phú hơn, ngoài ngợi ca tình yêu quê hương đất nước, nghĩa mẹ, tình cha thì những vấn đề xã hội đã được đưa vào xẩm để phù hợp với cuộc sống đương đại.
Không đơn thuần là hình thức giải trí, một nghề để kiếm sống, xẩm đã trở thành một nghệ thuật dân tộc độc đáo, được truyền dạy qua các thế hệ, là món ăn tinh thần của đông đảo công chúng ngày nay.
Từ những nỗ lực của những nghệ sĩ nặng lòng với nghệ thuật như Thao Giang, Văn Ty, Xuân Hoạch, Thúy Ngần, Thanh Bình, Mai Tuyết Hoa... nghệ thuật hát xẩm dần được hồi sinh.
Từ những định kiến của số đông rằng xẩm chỉ là lời hát của tầng lớp bần cùng trong xã hội, nay xẩm đã bước lên sân khấu như các môn nghệ thuật khác.
Sự chào đón nồng nhiệt của khán giả Thủ đô đối với xẩm chưa bao giờ giảm kể từ năm 2005 - khi nhạc sĩ Thao Giang lần đầu tiên thử nghiệm đưa xẩm lên sân khấu tại khu vực ngã năm Hàng Đào.
Năm 2006, một CD về xẩm Hà Nội đã ra đời và một chiếu xẩm hằng đêm vào tối thứ bảy vẫn duy trì ở khu vực chợ đêm Đồng Xuân. Có những đêm diễn, hàng trăm người đứng xem.
Cũng ở đó, nhiều nhân sĩ, trí thức đã đến thưởng thức một không gian riêng của xẩm như Giáo sư Trần Văn Khê, Giáo sư Nguyễn Thuyết Phong, nhà thơ Nguyễn Duy…
Và những đốm lửa đã được nhóm Xẩm Hà Thành và những người thầy miệt mài, bền bỉ thắp lên như thế, để xẩm đi vào đời sống và người dân Hà Nội bắt đầu biết về xẩm.
Mới đây, nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23-11), Chiếu xẩm Hải Phòng và Nhóm Đình làng Việt phối hợp với Ban Quản lý Di tích Phố cổ Hà Nội tổ chức chương trình Tọa đàm và biểu diễn "Nghệ thuật - Từ hè đường đến sân khấu".
Ngay trong chương trình biểu diễn vừa qua, khán giả không chỉ ngạc nhiên, vui mừng được nghe những làn điệu tưởng như đã mai một do các nghệ nhân và các nghệ sĩ hát xẩm trình diễn trong một không gian sân khấu hoàn toàn khác lạ, mà còn được gặp gỡ, giao lưu với các thế hệ tâm huyết lưu giữ, duy trì hát xẩm.
Và sau nhiều nỗ lực, Liên hoan các Câu lạc bộ khu vực miền Bắc lần đầu tiên đã được tỉnh Ninh Bình đăng cai tổ chức.
Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi sản sinh ra bộ môn nghệ thuật và là quê hương của cố nghệ nhân nổi tiếng Hà Thị Cầu – “báu vật nhân văn sống” quốc gia.
Bà là nghệ nhân cuối cùng của thế kỷ XX, có ảnh hưởng lớn đến các thế hệ sau này bởi tài năng và nhân cách.
Hiện Ninh Bình có nhiều câu lạc bộ đang hoạt động, trong đó tập trung ở huyện Yên Mô với sự tham gia học hát của nhiều người ở các lứa tuổi.
Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao tỉnh Ninh Bình, sau liên hoan này, tỉnh Ninh Bình sẽ cùng các tỉnh khu vực phía Bắc chuẩn bị lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Sau đó, ban tổ chức có kế hoạch xây dựng những điều kiện để làm hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Đây có thể coi là nguồn động lực lớn để những người nghệ nhân hát xẩm và người yêu âm nhạc dân tộc này tiếp tục cố gắng bảo tồn, phát triển và đào tạo, để trong một ngày không xa nghệ thuật hát xẩm sẽ được ghi nhận một cách đúng đắn, có vị trí xứng đáng trong công chúng trong nước và bạn bè quốc tế./.
Diệp Ninh (tổng hợp)
Chủ đề liên quan:
dân gian độc đáo hà nội hát xẩm hát xẩm bắt nguồn từ đâu hát xẩm có từ khi nào hát xẩm là gì loại hình nghe hát xẩm ở đâu ninh bình vĩnh phúc