Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hậu quả sau 20 năm tiêm silicon vào bàn tay

(CTO) - Mong muốn có bàn tay tròn đầy như búp măng, 20 năm trước, người phụ nữ ở tỉnh An Giang đã tiêm silicon dẫn đến biến chứng kéo dài tới nay.

(CTO) - Mong muốn có bàn tay tròn đầy như búp măng, 20 năm trước, người phụ nữ ở tỉnh An Giang đã tiêm silicon dẫn đến biến chứng kéo dài tới nay.

Bác sĩ thăm khám cho người bệnh trước mổ.

Bà đ.t.d.c (51 tuổi, ở tp long xuyên, tỉnh an giang) kể, ít lâu sau khi tiêm silicon, bà chịu đựng tình trạng đau nhức dai dẳng, bàn tay viêm sưng, cử động khó khăn. bà đã phẫu thuật nạo silicon nhưng chưa lấy được ra hết. gần đây, 2 bàn tay đau nhức dữ dội nên bà c đến bv đa khoa hoàn mỹ cửu long điều trị.

Bàn tay của người bệnh bị sưng tấy, đau nhức.

Qua thăm khám và thực hiện cận lâm sàng cần thiết, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh áp xe phần mềm 2 bàn tay sau tiêm silicon lỏng. Ê-kíp bác sĩ phẫu thuật rạch áp xe, nạo vét silicon, dự phòng nhiễm trùng hoại tử da bàn tay.

Sau một ngày mổ và chăm sóc, bệnh nhân đã ổn định, giảm sưng và giảm đau khi cử động tay. Người bệnh đã được xuất viện theo dõi tái khám ngoại trú.

Ths.bs võ hồng phúc, chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, khoa liên chuyên khoa - điều trị trong ngày, bv đa khoa hoàn mỹ cửu long cho biết: hiện nay, thị trường thẩm mỹ có rất nhiều chất làm đầy khác nhau, trong đó chỉ một số ít chất được bộ y tế cho phép sử dụng. trước đây, silicon lỏng là chất hay được dùng để bơm đầy các khoảng khuyết dưới da, phục vụ nhu cầu thẩm mỹ, tân trang nhan sắc. tuy nhiên, năm 1995, bộ y tế đã cấm tiêm silicon trực tiếp vào các bộ phận trong cơ thể do ghi nhận nhiều biến chứng nguy hiểm.

Silicon được lấy ra khỏi bàn tay của người bệnh. Ảnh do BV cung cấp.

Khi bơm (hoặc tiêm) silicon có thể gây biến chứng ngay như sốc phản vệ, có thể tử vong, tắc mạch gây thiếu máu nuôi dưỡng bộ phận được tiêm vào như mắt, mũi, môi… gây ra hoại tử các bộ phận đó. Về lâu dài, vùng tiêm có thể bị sưng tấy, nhiễm khuẩn và tạo các u hạt gây biến dạng hình thể. Đặc biệt, silicon lỏng có thể di chuyển khắp các mô, gây nhiều khó khăn khi muốn phẫu thuật loại bỏ. Khách hàng tiêm silicon vào cơ thể để làm đẹp còn đối mặt nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường tiêm chích như viêm gan siêu vi, HIV... nếu cơ sở thực hiện không đảm bảo điều kiện vô trùng. Trường hợp này, người bệnh còn tiêm silicon vào ngực nhưng hiện tại chưa gây ra biến chứng nên BV đã hẹn bệnh nhân tái khám định kỳ để theo dõi và có hướng xử trí kịp thời.

BS Phúc tư vấn thêm, không may sau khi làm đẹp xảy ra biến chứng, người bệnh cần tới ngay các BV, phòng khám uy tín có chuyên khoa thẩm mỹ để được điều trị kịp thời. Người có nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ có xâm lấn vào cơ thể cần lưu ý lựa chọn cơ sở làm đẹp được cấp phép và phẫu thuật viên có giấy phép hành nghề lĩnh vực thẩm mỹ. Các chất tiêm vào cơ thể phải được Bộ Y tế cấp phép lưu hành để tránh những hậu quả khôn lường.

THU SƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/hau-qua-sau-20-nam-tiem-silicon-vao-ban-tay-a161821.html)

Tin cùng nội dung

  • (CTO) - Sau chấn thương khi chơi thể thao, nam thanh niên 18 tuổi ở tỉnh Vĩnh Long đã chịu đựng những cơn đao dai dẳng kéo dài hơn 2 năm qua.
  • Các bác sĩ Bệnh viện (BV) Ða khoa Hoàn Mỹ Cửu Long vừa điều trị thành công cho bệnh nhi 21 tháng tuổi bị thiếu máu, thiếu sắt rất nặng.
  • (CTO) - Anh thợ mộc T.H.T (42 tuổi, ở tỉnh Hậu Giang) trong lúc đang cưa gỗ, bị một mảnh gỗ văng lên đâm xuyên ngực. Vết thương ra máu nhiều, anh T được người nhà đưa đến BV Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long cấp cứu.
  • (CTO) - Nữ bệnh nhân 40 tuổi ở Bạc Liêu bị tắc hoàn toàn tĩnh mạch chân trái, gây sưng đau, không thể co duỗi và đi lại được vừa được các bác sĩ BV Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long điều trị thành công.
  • (CTO) - Các bác sĩ chuyên khoa thận niệu, Bệnh viện (BV) Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long vừa điều trị khỏi bệnh sa bàng quang và són tiểu cho bệnh nhân N.T.B.V (50 tuổi, ở TP Cần Thơ).
  • Thời gian qua, Bệnh viện (BV) Ða khoa Hoàn Mỹ Cửu Long nỗ lực đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, đồng thời không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe an toàn, hiệu quả, tin cậy cho người bệnh, kể cả trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19. Nhiều cải tiến được vinh danh tại Hội thảo quốc tế Mekong Delta 2021.
  • Ðột quỵ, bệnh lý ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Việc cấp cứu, điều trị đột quỵ đòi hỏi các đơn vị y tế phải có chuyên khoa, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực;
  • Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao là động lực để các đơn vị y tế trên địa bàn TP Cần Thơ chú trọng nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô các dịch vụ.
  • TP Cần Thơ hiện có 6 bệnh viện (BV) thực hiện can thiệp tim mạch, chưa kể một số đơn vị sắp triển khai. Việc phát triển rộng rãi lĩnh vực kỹ thuật cao này đánh dấu sự phát triển của ngành Y tế thành phố.
  • (CTO) - Ông H.V.T, 51 tuổi, ngụ tỉnh Hậu Giang, đang khỏe mạnh bình thường, không có tiền sử bệnh tim mạch, bỗng mệt, lạnh người, sau đó đột ngột ngất xỉu
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY