Nhân sinh cũng giống như một ly trà, chi phải tranh giành? nồng đậm hay nhạt nhẽo cũng được, vẫn đều có hương vị riêng. vội vàng cũng tốt mà chậm chạp cũng được, cuộc sống, bởi vì để tâm cho nên mới đau khổ; bởi vì nghi ngờ cho nên mới tổn thương.
Vì sao con người ta lại sinh ra ở cõi phàm trần? Vì sao thế gian lại có nhiều chuyện đau khổ như vậy? Dưới đây là câu chuyện giữa người đàn ông và Đức Phật. Sau cuộc trò chuyện, chất vấn với Đức Phật, người đàn ông nhận ra nguồn gốc của mọi khổ đau trên đời.
Một ngày kia, có người đàn ông ở chốn phàm trần ngẩng đầu lên trời hỏi Đức Phật: Vì sao ngài không cho chúng con một trái tim trong sáng, để cho cõi hồng trần được an lạc?
Nghe thấy câu hỏi ấy, Đức Phật đáp lời: Ta đã cho rồi. Mỗi người ở vào thời điểm mới sinh ra, trái tim của họ đều giống nhau, chí thuần, chí mỹ, chí chân, chí thiện. Chỉ đến khi họ mở mắt ra, liền bị phù hoa trần thế mê hoặc, khiến cho trái tim bị nhuốm bụi trần.
Người phàm lại hỏi: Vì sao ngài lại là Đức Phật?
Đức Phật nhẹ nhàng: Ta cũng là người. Chỉ có điều trái tim của ta khác với các con. Ta trao trái tim cho vạn vật chúng sinh, cho nên cuộc sống của ta được tự tại.
Người phàm vò đầu bứt tai:
Vậy con là ai? Vì sao con lại sinh ra ở chốn hồng trần?
Đức Phật trả lời:
Con là đứa con của ta, chỉ vì ham chơi, tinh nghịch, u mê, hồ đồ nên rơi xuống cõi phàm.
Nghe vậy, người phàm không khỏi buồn rầu
Cõi hồng trần này có tình yêu không? Vì sao con chỉ thấy đau khổ?
Đức Phật từ tốn lý giải: Có chứ! Bởi vì sợ các con chịu khổ, nên ta đã đem tình yêu ban phát khắp vạn vật chúng sinh.
Chỉ có điều chúng sinh lại đem nó xé lẻ, lấy làm của riêng, mà một khi đã có được tình yêu liền không chịu buông tay, suy tính thiệt hơn, cho nên đau khổ.
Người phàm trầm ngâm một lúc rồi nói tiếp: Chúng con còn có thể về nhà hay không? Ngài tha lỗi cho chúng con rồi phải không?
Đức Phật đáp: Ta không cản được bước chân sa ngã của các con. Ta đã từng rất đau lòng, mỗi giờ, mỗi khắc, mỗi ngày đều giang hai tay mình chờ đợi chúng sinh quay đầu.
Chỉ có điều, các con cõng trên lưng quá nhiều thứ. Ta chỉ nghe thấy tiếng thở nặng nề của các con, chứ không nghe được tiếng kêu gào đau khổ. Kỳ thực, ta rất mong muốn đón các con về nhà.
Vừa nghe tới đây, người phàm ấy đã dùng ánh mắt mong chờ mà nói rằng: Vậy con phải làm thế nào mới có thể trở về bên ngài?
Đức Phật mỉm cười: Khi các con rơi vào cõi hồng trần, ta đã gieo trong tim mỗi người một hạt giống bồ đề. Chỉ cần con chăm chút cho nó lớn lên, đợi đến khi cành lá sum suê, đơm hoa kết trái, con sẽ thấy một con đường rợp bóng cây xanh đón con về nhà.
Thế nhưng người phàm lại không khỏi rầu rĩ: Vì sao con không thấy được con đường ấy?
Đức Phật nhẹ nhàng nói: Kỳ thực con đã ở trên con đường ấy, chỉ có điều đi mãi, đi mãi, con cứ mải ngắm phong cảnh bên đường, hái hoa bắt bướm, nên đi ngược lại dự tính ban đầu. Con đã lạc đường mất rồi!
Người phàm vội hỏi: Vậy con phải làm thế nào đây? Con muốn trở về nhà!
Đức Phật trả lời: Dừng chân lại một chút, suy nghĩ rõ ràng, có lúc lui về phía sau lại chính là bước về phía trước.
Lần này, người phàm không khỏi thắc mắc: Vì sao con không thấy được bóng dáng của ngài?
Giọng nói của đức Phật tựa như lúc gần, lúc xa, hồi đáp rằng: Con hãy vứt bỏ gánh nặng trên lưng mình, ngẩng đầu nhìn lên bầu trời, ta và con tưởng như xa tít chân trời, nhưng hóa ra lại gần ngay trước mắt…
Mỗi người sinh ra đều phải tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình. nếu bạn chỉ mải mê sống để vừa lòng người khác, bạn sẽ chẳng bao giờ tìm được chính mình. đã được ban cho cuộc đời này, hãy cố gắng sống sao cho không phí phạm thời gian, sống và gạt bỏ những thị phi của thế giới bên ngoài.
Suy cho cùng, mọi đau khổ trong cuộc đời ở chốn hồng trần này đều do chúng ta gồng gánh trên lưng quá nhiều việc, ôm trong lòng quá nhiều khao khát mà mọi mê muội, thống khổ, tham lam, ích kỷ, đố kỵ…Vậy nên chúng ta đừng quá cứng nhắc và quan tâm nhiều đến suy nghĩ, đánh giá của người khác giành cho mình, thay vào đó hãy cứ sống tốt, sống thiện, ắt hẳn sau này quả ngọt sẽ đến với bạn.
Lục Tổ Huệ Năng từng giảng: “Mọi phúc lành đều không tách khỏi chữ Tâm”. Vì có lương thiện cho nên biết đủ, vì có lương thiện mà biết thấu hiểu, bởi vì thấu hiểu cho nên từ bi, không so đo tranh giành, không ganh đua ân oán từ đó mà nội tâm thanh tịnh, an hòa, vui vẻ. Thiện lương chính là phẩm chất cao quý của con người, là kim chỉ nam cho mỗi chúng ta và cũng là nguồn tài sản vô giá cho mỗi người. Người thông minh chưa hẳn đã lương thiện, nhưng người lương thiện chắc chắn là người thông minh nhất. Vì vậy lương thiện chắc chắn là một loại trí tuệ, là một loại phúc lành.
Nhân sinh như mộng, quá lắm chỉ trăm năm. bạn có trong đó 20 năm để sống vô tư và trưởng thành, thêm 20 năm để trải nghiệm cuộc sống và sống theo ý mình. và có thêm 30 - 40 năm nữa để đón nhận những gì mình làm, mình sống, theo cách mình đã gieo, đã cư xử. đó chính là luật nhân quả. có những sự nhân quả nó sẽ theo ta đến tận kiếp sau. nhưng có những quả báo nó sẽ đến với ta ngay trong kiếp này, rất nhanh. khi bạn trao đi thiện lương, có thể bạn sẽ không nhận được sự báo đáp ngay trước mắt, nhưng nhất định vào một thời điểm khi duyên lành hội đủ, trời xanh đã tự có an bài...
Chủ đề liên quan:
lời hay ly trà nghĩ gì nhân sinh Phật pháp Phật pháp nhiệm màu quan tâm người khác sống tốt vội vàng ý đẹp