Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Hết đau dạ dày nhờ cam thảo

Nhiều thầy thuốc còn tín nhiệm cam thảo hơn hẳn các thuốc loại thuốc kháng acid trong việc chữa trị viêm loét dạ dày cho các bệnh nhân.

Theo Đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình, không độc có tác dụng ích khí, giải độc, bổ tỳ dưỡng vị, nhuận phế, hoá đàm (tan đờm chống ho), hoãn cấp chỉ thống (giảm đau, giảm co thắt), thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc… Đặc biệt, cam thảo dùng điều trị loét dạ dày rất hiệu quả.

Còn các kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, cam thảo là vị thuốc có tác dụng bồi bổ, tăng trọng lượng và sức dẻo dai của cơ thể, giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch, giải độc, bảo vệ gan, giảm đau, chống virus, chống viêm, ức chế sự phát triển tế bào ung thư, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể...

Điều trị dạ dày hiệu quả

Bởi cam thảo kích thích sự phòng thủ của cơ thể để ngăn chặn sự hình thành các vết loét. Đối với viêm loét dạ dày, cam thảo có khả năng ức chế tiết acid dịch vị và histamin, giúp vết loét chóng lành.

Đồng thời, các hợp chất có nguồn gốc từ cam thảo có thể làm tăng nồng độ prostaglandin trong hệ thống tiêu hóa, thúc đẩy bài tiết chất nhầy từ dạ dày, đồng thời sản xuất tế bào mới trong niêm mạc dạ dày.

Còn theo các nghiên cứu thì có 91% các bệnh nhân thành công trong điều trị viêm loét dạ dày bằng cách sử dụng cam thảo. Tuy nhiên, việc điều trị viêm loét dạ dày nên tiếp tục được điều trị thêm từ 8-16 tuần sau khi bệnh khỏi hẳn.

Một nghiên cứu khác đã cho thấy, mỗi lần uống cao lỏng cam thảo 15ml, ngày 4 lần, liền trong 6 tuần, trị 100 ca có kết qủa tốt 90%, kiểm tra X-quang 58 ca, 22 ca hết ổ loét, 28 ca chuyển biến tốt.

Các nghiên cứu từ Iran cũng nhận thấy cam thảo giúp bảo vệ chống lại các vết loét gây ra bở thuốc aspirin, làm giảm kích thước và số lượng vết loét.

Việc phối hợp liều nhỏ cimetidine và cam thảo đã loại trừ glycyrrhizin, thí nghiệm trên tổn thương niêm mạc dạ dày, đã làm giảm độc tính của cimetidin và có tác dụng tốt điều trị loét dạ dày, tá tràng.

Cách dùng

- Dùng 3-5g cam thảo dưới dạng bột hoặc cao lỏng chia làm ba lần uống mỗi ngày.

- Người bệnh nên uống liên tục trong 7-14 ngày rồi tạm dừng.

- Cam thảo cần được ăn/ hoặc uống khoảng 20-30 phút trước bữa ăn để việc điều trị hiệu quả hơn các vết loét vì lúc ấy cam thảo sẽ hoạt động như một lớp màng trong dạ dày, từ đó giúp bảo vệ dạ dày của bạn.

- Không nên dùng quá thời gian trên vì có thể gây các tác dụng phụ như phù nề, nặng mặt.

Lưu ý:

- Cam thảo có độ độc rất thấp, nhưng dùng lâu có thể sinh phù thũng và tăng huyết áp. Cam thảo cũng có thể gây đầy bụng, nên những người bụng trướng đầy do thấp trệ không nên dùng.

- Không dùng cam thảo cho các trường hợp cao huyết áp, thấp trệ, người đang mang thai hoặc gan, thận suy yếu.

- Trong trường hợp dùng thuốc có vị cam thảo, bạn nên kiêng ăn cá, không dùng chung cam thảo với các nhóm thuốc: corticosteroid, thuốc chứa digitalis, thuốc lợi tiểu nhóm thiazide.

Ngân Khánh

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/het-dau-da-day-nho-cam-thao-16538/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY