Phong tục đánh nhau để xóa bỏ hiềm khích này có ở châu mỹ, peru. để chuẩn bị đón chào năm mới, người dân nước này thường tổ chức "lễ hội đánh nhau" vào cuối tháng 12.
Vào thời điểm kết thúc lễ hội, đám đông sẽ dạt ra, chừa lại một vòng tròn lớn ở giữa. Từng cặp cùng giới tính, không phân già, trẻ, lớn, bé lần lượt tiến vào vòng tròn đó, nhìn nhau bằng ánh mắt rực lửa và nhảy bổ vào đá, đấm đối phương.
Thật kì lạ, đám đông xung quanh không hò reo cổ vũ, cũng chẳng buồn can ngăn. Họ lặng lẽ đứng nhìn rồi suy nghĩ xem liệu mình có nên đấu tay bo với ai không. Ai cũng có quyền động tay động chân trong khuôn khổ lễ hội này, bởi ý nghĩa của Takanakuy chính là dùng bạo lực - phương thức giải quyết mâu thuẫn đầy xưa cũ và đậm bản năng con người - để xóa bỏ những xích mích, bất bình giữa các cá nhân.
Được biết, nơi xuất phát phong tục này là làng Chumbilbilca. Theo đó người dân sẽ chào đón năm mới bằng cách mắng chửi và đánh nhau dưới sự chứng kiến của chính quyền để đảm bảo không có ai bị thương khi một ai đó có hành động quá khích.
Người dân nơi đây đã tin rằng việc đánh nhau là một cách để xóa bỏ hiềm khích trong năm cũ, đồng thời thắt chặt tình đoàn kết trong năm mới. Mặc dù mang hơi hướng bạo lực, phong tục này luôn kết thúc trong sự hân hoan thân mật và đoàn kết giữa mọi người để cầu chúc cho một năm mới bình an.
Nếu như ở việt nam, chúng ta thường sợ những chuyện đổ vỡ thì ở đan mạch họ lại đón năm mới bằng tập tục đập vỡ bát đĩa. theo travel & leisure, ở đan mạch, những mảnh vỡ được cho là đem lại may mắn. bởi vậy, người dân thường đập vỡ những chiếc bát đĩa đã bị nứt hoặc không sử dụng và thả chúng ở ngay bậc thang trước cửa nhà hàng xóm, nhà người thân hay bạn bè để mang lại điều may mắn.
Điều kỳ lạ này đã trở thành bao đời của người dân đan mạch. họ cảm thấy đây là một việc tốt. phong tục lạ lùng này cũng trở thành nét văn hoa đặc sắc không thể thiếu của người dân xứ lạnh đan mạch.
Tại việt nam và những nước á đông đêm giao thừa cả nhà quây quần bên mâm cơm ấm trong nhà. chúng ta dành cho nhau những lời chúc tụng vui vẻ và thân tình thì ở một châu mỹ chi-lê, tập tục này rất khác.
Theo đó, phong tục của họ được cho là rất kỳ lạ. Những gia đình nơi đây sẽ đón một giao thừa tại mộ của người thân đã khuất. Điều khiến nhiều người ngỡ ngàng chính là việc họ còn ngủ lại qua đêm tại ngôi mộ ấy.
Được biết, phong tục đón năm mới kỳ lạ này bắt đầu hình thành năm 1995 khi một gia đình nhảy qua hàng rào nghĩa trang để vào đón năm mới cùng người thân quá cố.
Tiếp đó, càng nhiều người ở thành phố talca đến thăm mộ người ch*t vào đêm giao thừa và dần hình thành nên tập tục. giờ đây, mỗi khi giao thừa đến, người dân lại tập trung tại nghĩa trang để cùng người thân đã khuất. từ đó, phong tục này trở nên phổ biến trong đời sống của người dân nước này.
Chuyện mặc đồ đặc sắc màu mè trở thành truyền thống của rất nhiều nước. Nhưng kỳ lạ và hài hước nhất phải nói đến phong tục ăn mặc đón năm mới của những nước châu Mỹ như: Brazil, Bolivia, Mexico... Họ diện đồ lót màu sặc sỡ để mong nhận được nhiều may mắn trong dịp Tết.
Và màu sắc họ thích sử dụng nhất chính là màu đỏ. Màu sắc này cũng có phần hợp với văn hóa phương Đông. Màu đỏ được quan niệm là màu may mắn trong cuộc sống.
Riêng Brazil, họ chọn quan niệm muốn gặt hái nhiều thành công, hãy mặc “quần chíp” màu cam. Ngoài ra, mỗi màu đều mang một điều ước và ý nghĩa đặc biệt: màu vàng đại diện cho sự thịnh vượng, xanh da trời mang lại hòa thuận, màu tím truyền cảm hứng, hồng và đỏ tượng trưng cho sự lãng mạn. Tuy nhiên, nhớ mặc quần áo bên ngoài màu trắng để đem lại hòa bình và hạnh phúc.
Chủ đề liên quan:
bốn phương đất nước đón tết Phong tục đón năm mới trên thế giới tập tục tập tục đón Tết với những