Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hiểu đúng về đái tháo nhạt

Đái tháo nhạt (ĐTN) tuy là căn bệnh ít khi gây biến chứng nguy hiểm nhưng làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống...

ĐTN là dạng bệnh do rối loạn hệ thống nội tiết khiến cơ thể không tiết đủ hormon ADH. Hậu quả của việc thiếu ADH là thận không thể tái hấp thu được nước trong cơ thể nên dẫn tới hiện tượng đi tiểu nhiều (4-8 lít/ngày) so với mức bình thường (1,5 lít/ngày). Do mất nhiều nước qua nước tiểu, nên người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy khát và cần được uống nhiều nước.

Các dạng đái tháo nhạt

ĐTN trung ương: Do tuyến yên hoặc vùng dưới đồi bị phá hủy, lượng hormon ADH sản xuất bị giảm, hậu quả là cơ thể thiếu hormon ADH nên đi tiểu rất nhiều.

ĐTN do thận: Nguyên nhân là do các khiếm khuyết ở ống thận là phần cấu trúc có chức năng thải hoặc tái hấp thu nước. Khi đó hoạt động của thận không chịu ảnh hưởng của hormon ADH nữa nên sẽ thải rất nhiều nước tạo ra nhiều nước tiểu.

ĐTN ở phụ nữ có thai: Một số phụ nữ có thai bị ĐTN do nhau thai của họ tiết ra một loại enzym có khả năng phá hủy hormon ADH. Bệnh thường xuất hiện ở 3 tháng cuối.

Bệnh ĐTN sẽ thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị hạ kali máu, tăng canxi máu hay bị giảm sự cô đặc nước tiểu (giảm tái hấp thu). Tuy nhiên có tới 30% số bệnh nhân bị ĐTN không thể tìm được nguyên nhân.

Do mất nhiều nước qua nước tiểu nên người bệnh thường xuyên cảm thấy khát.

Biểu hiện nhận biết

Khi thấy mình có những biểu hiện sau, bạn nên nghĩ đến bệnh ĐTN:

Nổi bật nhất vẫn là biểu hiện đái rất nhiều và uống cũng rất nhiều. Cũng giống như bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân thường đái từ 4-8lít/ngày, có thể tới 15-20 lít/ngày vì thế trung bình 30-60 phút họ phải đi tiểu 1 lần, kể cả ban đêm.

Mức độ khát nước rất dữ dội khiến bệnh nhân phải uống nước liên tục, một số người có thể bị mất nước nặng với những biểu hiện như môi khô, tim đập nhanh, huyết áp tụt, thậm chí hôn mê.

Bệnh nhân ĐTN rất ít khi bị sút cân và không bao giờ có hiện tượng kiến bâu vào nước tiểu (khác với đái tháo đường) vì vậy, cần đi khám bác sĩ ngay nếu thấy mình đi tiểu nhiều, nước tiểu nhạt màu, không có đường và việc uống ít nước chỉ làm bạn thêm khó chịu chứ không giảm tiểu tiện.

Điều trị bệnh đái tháo nhạt

Để chẩn đoán xác định ĐTN, tất cả các bệnh nhân nghi ngờ đều phải thực hiện test nhịn uống tại bệnh viện có chuyên khoa nội tiết để chẩn đoán chắc chắn đái tháo nhạt và thể ĐTN (do thận hay do tuyến yên).

Các xét nghiệm giúp chẩn đoán nguyên nhân bao gồm: Xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm để chẩn đoán bệnh thận mạn tính. Chụp cộng hưởng từ sọ não phát hiện các tổn thương tuyến yên.

Với mọi bệnh nhân ĐTN thì điều trị đầu tiên và quan trọng nhất là phải uống đủ nước. Lượng nước uống vào gần tương đương với lượng nước tiểu ra.

Phương thức điều trị phụ thuộc vào từng loại bệnh ĐTN cụ thể như:

ĐTN trung ương: Nếu bệnh gây ra bởi các bệnh lý vùng dưới đồi - tuyến yên như u tuyến yên thì cần điều trị bệnh chính này trước, ví dụ phẫu thuật loại bỏ khối u. Với những bệnh nhân bị nhẹ thì có thể chỉ cần dùng Thu*c 1 lần vào buổi tối để đảm bảo có giấc ngủ ngon.

ĐTN do thận: Nguyên nhân của bệnh là do thận không đáp ứng với kích thích của ADH, nên điều trị demopressin sẽ không có hiệu quả.

    Kỳ diệu 10 cách làm mặt nạ cho làn da "mọng như trứng gà" từ nguyên liệu có sẵn trong bếp

Bệnh nhân cần ăn chế độ nhạt để hạn chế việc tạo nhiều nước tiểu và uống đủ nước để tránh bị mất nước. Nếu bệnh do Thu*c thì ngừng các Thu*c này có thể làm giảm hoặc hết bệnh. Tuy nhiên phải trao đổi, xin ý kiến thầy Thu*c chuyên khoa trước khi quyết định ngừng Thu*c.

ĐTN ở phụ nữ có thai: Phần lớn các bệnh nhân này có đáp ứng tốt với Thu*c demopressin. Bệnh sẽ tự hết ngay sau sinh.

Lời khuyên của thầy Thu*c

ĐTN là bệnh ít gặp, có thể điều trị được nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh, đôi khi cũng có thể gây biến chứng mất nước nặng. Vì thế, những người bị tiểu nhiều và khát nước nhiều cần đi khám bệnh sớm.

Những người đã được chẩn đoán bị ĐTN cần uống Thu*c đều và uống đủ nước. Lượng nước uống vào gần tương đương với lượng nước tiểu. Với những bệnh nhân bị bệnh nhẹ có thể bác sĩ chỉ khuyên uống 2-3 lít nước/ngày mà không cần dùng Thu*c.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/hieu-dung-ve-dai-thao-nhat-20200423203342906.htm)

Tin cùng nội dung

  • Khi đến tháng, nhiều người bị đau bụng, đau lưng và máu kinh ra dữ dội khiến cơ thể nhợt nhạt, chóng mặt...
  • Theo Y học cổ truyền, nhục thung dung có tác dụng bổ thận, cường dương, thêm tinh, mạnh sức, nhuận tràng, được dùng làm Thuốc tăng lực, bồi bổ tinh khí, chữa di tinh, mộng tinh, liệt dương...
  • Bệnh trĩ ngoại gây nhiều phiền toái cho người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi (NCT). Bệnh nếu không được chữa trị sẽ càng ngày càng nặng và có thể khó tránh khỏi biến chứng.
  • Người lớn tuổi dễ bị ung thư tiền liệt tuyến, tuyến tụy, bàng quang, ung thư hạch, gan.
  • Theo nghĩa đen đái tháo nhạt là bài tiết ra nhiều nước tiểu không có vị gì cả. Y học dùng thuật ngữ này để chỉ một bệnh có đặc điểm là uống nhiều và đái nhiều. Nó khác đái tháo đường ở chỗ không có tăng đường huyết và không có đường trong nước tiểu.
  • Ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do thận của trẻ vẫn còn yếu, nếu trong một ngày, cha mẹ cho bé uống quá nhiều nước có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.
  • Nước chanh là loại đồ uống không chỉ có tác dụng giải nhiệt mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuy nhiên uống quá nhiều nước chanh cũng sẽ gây ra những tác hại có thể bạn chưa biết.
  • Một người được cho là đi tiểu nhiều nếu số lượng nước tiểu trên 2,5 lít trong 24 giờ hoặc đi tiểu trên 8 lần/ngày hay phải thức giấc để đi tiểu hơn 1 lần trong đêm.
  • Bạn trai tôi bị đái tháo nhạt sau chấn thương sọ não, uống hết 3 hộp Minirin nhưng vẫn còn cảm giác khát nước và đi tiểu nhiều lần.
  • Thời gian gần đây, tôi tiểu tiện nhiều và khát nước nhiều, phải uống nước liên tục... Nghe nói đây có thể là triệu chứng của bệnh đái tháo nhạt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY