Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Hiểu rõ về viêm ruột thừa để biết cách phòng tránh

Mặc dù mang tên ruột thừa, nhưng đây lại là bộ phận quan trọng trong cơ thể. Không những thế, khi bị viêm ruột thừa, người bệnh còn phải đối mặt với cơn những đau “quằn quại, đau toát mồ hôi, đau thừa sống thiếu chết”, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hại cho sức khoẻ. Vậy nguyên nhân gây viêm ruột thừa là gì, triệu chứng ra sao

Ruột thừa là một phần của hệ tiêu hóa, có hình dạng như hình con giun với chiều dài khoảng 3-13cm, dính vào manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già), qua lỗ ruột thừa được đậy bởi một van. Đây là phần đầu của manh tràng bị thoái hóa. Thông thường, ruột thừa nằm ở bụng dưới bên phải. Ngoài ra còn có thể nằm ở những vùng khác như giữa ổ bụng, vùng dưới gan phải, nằm giữa các quai ruột non hoặc hiếm hơn là nằm bên trái bụng dưới.

Dù nghe tên có vẻ vô dụng, nhưng chức năng của ruột thừa đóng vai trò quan trọng trong vấn đề miễn dịch của con người do có chứa các mô đặc biệt liên quan đến hệ thống bạch huyết, giữ vai trò chống lại sự nhiễm trùng, cũng như lớp niêm mạc trong lòng ruột thừa chứa màng sinh học chứa vi khuẩn có lợi, có thể “khởi động lại” hệ tiêu hóa sau các bệnh lý nhiễm trùng đường ruột khác.

Ruột thừa là bộ phận khá quan trọng trong trong vấn đề miễn dịch của con người - (Ảnh: Internet).

1. Thế nào là viêm ruột thừa?

Viêm ruột thừa là bệnh thường xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là từ 15- 30 tuổi. Đây là tình trạng ruột thừa bị viêm nhiễm, xảy ra do nhiễm trùng dạ dày di chuyển đến ruột thừa hoặc phân cứng bị mắc kẹt trong ruột thừa.

Hiện tượng phân cứng được gọi là “sỏi phân” (phân có kích thước bằng hạt đậu, cứng và bị can xi hóa gây tắc nghẽn lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng). Có thể có hiện tượng mô bạch huyết của ruột thừa bị phù và làm tắc nghẽn ruột thừa. Sau khi hiện tượng tắc nghẽn xảy ra, các vi khuẩn bình thường sống trong lòng ruột thừa bắt đầu xâm lấn vào thành ruột thừa.

Cơ thể đáp ứng với hiện tượng xâm lấn này bằng cách tấn công các vi khuẩn. Hiện tượng tấn công các vi khuẩn đó được gọi là viêm. Nếu hiện tượng viêm và nhiễm trùng lan rộng đến thành ruột thừa thì ruột thừa sẽ bị vỡ ra. Sau khi ruột thừa vỡ, nhiễm trùng sẽ lan rộng vào trong ổ bụng. Tuy nhiên hiện tượng nhiễm trùng này thường giới hạn thành một vùng nhỏ xung quanh ruột thừa được gọi là áp xe quanh ruột thừa.

2. Triệu chứng của viêm ruột thừa

Đau vùng bụng thường là triệu chứng của viêm ruột thừa - (Ảnh: Internet).

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm ruột thừa thường là đau khắp vùng bụng. Khi nhiễm trùng tiến triển, vị trí của cơn đau trở nên rõ ràng hơn ở khu vực điểm McBurney, khu vực phía dưới bên phải của bụng.

Nếu bạn bị viêm ruột thừa, bạn có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau:

- Đau ở bụng trên hoặc xung quanh rốn

- Đau ở phía dưới bên phải của bụng

- Ăn mất ngon

- Khó tiêu

- Buồn nôn

- Nôn mửa

- Tiêu chảy

- Táo bón

- Chướng bụng

- Sốt nhẹ

Các triệu chứng khác ít phổ biến hơn của viêm ruột thừa bao gồm:

- Đau âm ỉ hoặc đau nhói ở bất kỳ vị trí nào ở bụng trên hoặc bụng dưới, lưng

- Đi tiểu đau hoặc khó khăn

- Nôn mửa trước khi cơn đau bụng bắt đầu

- Chuột rút nghiêm trọng

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Chẩn đoán và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Không ăn, uống hoặc sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau, thuốc kháng axit, thuốc nhuận tràng nào.

3. Nguyên nhân gây viêm ruột thừa

Hiện nay, nguyên nhân chính xác của viêm ruột thừa vẫn chưa được xác định. Các chuyên gia tin rằng nó phát triển xảy ra do nhiễm trùng dạ dày di chuyển đến ruột thừa hoặc tuột thừa bị tắc nghẽn gây ra viêm nhiễm.

Nhiều yếu tố làm tắc ruột thừa bao gồm:

- Sự tích tụ của phân cứng

- Nang bạch huyết mở rộng

- Giun đường ruột

- Chấn thương

- Khối u

4. Các yếu tố nguy cơ của viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Nhưng một số người có thể có nhiều khả năng phát triển tình trạng này hơn những người khác. Ví dụ, các yếu tố nguy cơ của viêm ruột thừa bao gồm:

- Tuổi tác: Viêm ruột thừa thường ảnh hưởng đến những người trong độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi.

- Giới tính: Viêm ruột thừa thường gặp ở nam hơn nữ.

- Tiền sử gia đình: Những người có tiền sử gia đình bị viêm ruột thừa có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Mặc dù cần nghiên cứu thêm, nhưng chế độ ăn ít chất xơ cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm ruột thừa.

5. Điều trị viêm ruột thừa: Viêm ruột thừa có cần mổ hay không?

Nếu nhiễm trùng nhẹ, thuốc kháng sinh đôi khi được sử dụng để điều trị viêm ruột thừa, nhưng trường hợp này rất hiếm. Cho đến nay điều trị tiêu chuẩn cho bệnh lý viêm ruột thừa vẫn là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa viêm.

Hiện nay, điều trị không mổ cấp cứu được cân nhắc trong trường hợp đặc biệt khi ruột thừa vỡ tạo áp xe. Điều trị đối với trường hợp này là ưu tiên chọc dẫn lưu dưới hướng dẫn của siêu âm phối hợp điều trị kháng sinh theo phác đồ. Sau đó sẽ hẹn cắt ruột thừa sau 6 tháng.

Phẫu thuật cắt ruột thừa viêm có thể thực hiện bằng 2 cách: mổ mổ nội soi hoặc mổ mở. Tuy nhiên mổ nội soi là phương pháp được lựa chọn đầu tiên cho phẫu thuật cắt ruột thừa trong mọi trường hợp trừ khi có chống chỉ định mổ nội soi như bệnh nhân có bệnh lý tim mạch hoặc hô hấp nặng không thể chịu đựng được phẫu thuật nội soi, hoặc bệnh nhân có tiền sử mổ mở ổ bụng trước đó,... Phương pháp mổ nội soi được dùng nhiều nhất trong điều trị viêm ruột thừa vì nhiều ưu điểm vượt trội như độ chính xác cao, ít mất máu và vết mổ nhỏ. Do đó, thời gian hồi phục nhanh hơn so với mổ mở và ít để lại sẹo.

Trong trường hợp ruột thừa bị vỡ và nhiễm trùng đã lan rộng, xuất hiện áp xe, hay người bệnh có khối u trong hệ tiêu hoá, hoặc trong ba tháng cuối thai kỳ, hoặc đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật bụng trước đây, bệnh nhân sẽ được khuyến khích áp dụng phương pháp mổ mở. bên trong ổ bụng hoặc bệnh nhân bị vỡ gây áp xe không thể thực hiện tốt và an toàn với phẫu thuật nội soi sẽ được chuyển sang mổ mở.

6. Thời gian hồi phục của bệnh nhân viêm ruột thừa

Thời gian hồi phục của bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

- Sức khỏe tổng thể

- Liệu bệnh nhân có bị biến chứng do viêm ruột thừa hoặc phẫu thuật hay không

- Phương pháp điều trị: mổ nội soi hay mổ mở

Nếu phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa, bệnh nhân có thể được xuất viện vài giờ sau khi kết thúc phẫu thuật hoặc ngày hôm sau.

Nếu mổ mở, bệnh nhân có thể sẽ phải dành nhiều thời gian hơn trong bệnh viện để hồi phục sau đó. Có thể mất vài tuần để bạn hồi phục hoàn toàn sau phẫu thuật và cắt ruột thừa. Nếu bạn phát triển các biến chứng, quá trình hồi phục của bạn có thể mất nhiều thời gian hơn.

7. Các biến chứng tiềm ẩn của viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như áp xe. Áp xe là hiện tượng một túi mủ được hình thành trong ruột thừa. Áp xe này có thể rò rỉ mủ và vi khuẩn vào khoang bụng của bệnh nhân.

Viêm ruột thừa cũng có thể dẫn đến ruột thừa bị vỡ. Nếu ruột thừa của bạn bị vỡ, nó có thể tràn phân và vi khuẩn vào khoang bụng.

Nếu vi khuẩn tràn vào khoang bụng của bạn, nó có thể làm cho niêm mạc của khoang bụng của người bệnh bị nhiễm trùng và viêm. Đây được gọi là viêm phúc mạc, đây là hiện tượng rất nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.

Nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong bụng của bạn. Ví dụ, vi khuẩn từ áp xe bị vỡ hoặc ruột thừa có thể xâm nhập vào bàng quang hoặc ruột kết của bạn. Nó cũng có thể di chuyển qua mạch máu của bạn đến các bộ phận khác của cơ thể.

8. Phòng ngừa viêm ruột thừa

Chế độ ăn giàu chất xơ có thể đẩy lùi triệu chứng của viêm ruột thừa - (Ảnh: Internet).

Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa viêm ruột thừa. Nhưng bạn có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh này bằng cách ăn một chế độ ăn giàu chất xơ. Mặc dù cần có nhiều nghiên cứu hơn về vai trò tiềm năng của chế độ ăn uống, nhưng bệnh viêm ruột thừa ít phổ biến hơn ở những người có chế độ ăn giàu chất xơ.

Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: trái cây, rau, đậu lăng, đậu Hà Lan tách hạt, đậu và các loại đậu khác, bột yến mạch, gạo lứt, lúa mì nguyên hạt và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác.

9. Viêm ruột thừa và các biện pháp khắc phục tại nhà

Liên hệ với bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn gặp các triệu chứng của viêm ruột thừa. Đây là một tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị y tế. Và sẽ không an toàn nếu dựa vào các biện pháp khắc phục tại nhà để điều trị.

Nếu bạn tiến hành phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau để hỗ trợ quá trình hồi phục của bạn. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định, bạn có thể cải thiện tình trạng bệnh bằng cách:

- Nghỉ ngơi nhiều hơn

- Uống nhiều nước

- Đi dạo nhẹ nhàng mỗi ngày

- Tránh các hoạt động gắng sức và nâng các vật nặng cho đến khi bác sĩ chỉ định được phép làm

- Giữ cho vết mổ của bạn sạch sẽ và khô ráo

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyến khích bạn điều chỉnh chế độ ăn uống của mình. Nếu bạn cảm thấy buồn nôn sau khi phẫu thuật, bạn nên ăn những thức ăn nhạt. Nếu bạn bị táo bón, nên bổ sung chất xơ.

Viêm ruột thừa là tình trạng không hề đơn giản, vì vậy, mọi người nên hết sức chú ý. Khi thấy các triệu chứng sớm, cần liên hệ bác sĩ để có phác đồ điều trị sớm, tránh gây biến chứng. Sau phẫu thuật cũng cần giữ sức khoẻ, nghỉ ngơi điều độ để sớm phục hồi. Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn bổ sung những kiến thức cần thiết về bệnh viêm ruột thừa trong hành trang bảo vệ sức khoẻ của mình và những người thân yêu. Chúc các bạn luôn khoẻ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/hieu-ro-ve-viem-ruot-thua-de-biet-cach-phong-tranh-31665/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY