Liên đoàn Lao động TP Thủ Đức tặng thực phẩm cho công nhân nhà trọ. Ảnh: Hồng Đào
Những ngày qua hàng vạn lao động tháo chạy về quê hương trốn dịch covid-19. có lẽ đa số không phải vì lo sợ nhiễm dịch mà vì không có thu nhập duy trì cuộc sống tối thiểu. điều đó đang đặt ra vấn đề, cần phải có chính sách cứu trợ, hỗ trợ tức thì đối với người lao động để giữ chân họ, nhằm vừa phòng, chống dịch, vừa đảm bảo nguồn lao động sau khi dịch được khống chế. ngày 31/7 thủ tướng chính phủ đã có công điện 1063/cđ-ttg về phòng, chống dịch covid-19, trong đó có nội dung yêu cầu các tỉnh, thành phố “tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú sau ngày 31/7/2021 tới khi hết giãn cách (trừ những người được chính quyền cho phép)”. thực hiện công điện của thủ tướng, dường như từ ngày 1/8 tp hồ chí minh, tỉnh đồng nai, bình dương…đã khóa chặt chốt kiểm soát không cho người di chuyển ra khỏi địa phương mình. đương nhiên, không thể đơn phương dùng mệnh lệnh hành chính để cấm cản người lao động. muốn giữ chân “ai ở đâu ở đấy” đối với người lao động nhập cư lúc này là cả vấn đề đòi hỏi phải hết sức thực tế. họ không thể sống hàng tháng từ cấp cứu lương thực, thực phẩm của cộng đồng được. gói 26.000 tỷ đồng hỗ trợ cho người khó khăn vì dịch covid-19 tưởng chừng là lớn, nhưng rải ra nhiều nội dung hỗ trợ nên dành cho người lao động mất việc không là bao. nếu có tiếp cận được nguồn hỗ trợ này thì người lao động cũng chỉ được vài tuần, trong khi họ thất nghiệp, ngưng việc/thiếu việc không có thu nhập từ một đến hai tháng nay rồi, và có thể kéo dài hàng tháng nữa. chỉ nêu một trường hợp minh chứng. anh phạm văn khải, thường trú ấp 4, xã phước kiển, nhà bè là thợ hồ đã mất việc gần 2 tháng cho biết, đã làm đơn xin trợ cấp 1,5 triệu đồng gửi trưởng ban ấp gần 2 tuần nay rồi nhưng chưa nhận được đồng nào. đã 2 tháng nay tại tp hồ chí minh, hoạt động cứu trợ lương thực, thực phẩm của mạnh thường quân, nhà hảo tâm, nghĩa cử giúp đỡ của đồng bào nhiều địa phương hết sức rầm rộ. nhưng đối tượng cũng chỉ khoanh vùng khu phong tỏa, khu cách ly tập trung, bệnh viện dã chiến và lực lượng tuyến đầu. thiếu thốn, hết tiền thuê nhà, thiếu tiền điện nước và nhu cầu chăm sóc y tế của hàng vạn lao động ảnh hưởng dịch trên thực tế là chưa thể lo liệu hết được.
Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh thăm phòng trọ, động viên, tặng quà công nhân ở trọ tại quận Tân Bình. Ảnh: Báo Sài Gòn Giải phóng.
Cần ngay nguồn tiền cứu trợ từ chính quyềnĐể người lao động nhập cư tháo chạy về quê có 3 vấn đề đặt ra:Thứ nhất, để người lao động chạy về các địa phương tức cũng đồng nghĩa chấp nhận nguy cơ dịch lây lan rộng hơn và kiểm soát phức tạp hơn trong phạm vi toàn quốc. Thực tế buộc các địa phương rơi vào tình thế khó xử, nên có tình trạng có tỉnh mở rộng cửa đón con em họ về quê nhưng cũng có tỉnh không như vậy.Thứ hai, hình ảnh từng đoàn người trên phương tiện xe máy cá nhân chạy hàng trăm, hàng nghìn km về quê cho thấy trách nhiệm của địa phương có vấn đề. Dù người lao động trong doanh nghiệp lớn hay nhỏ, vị trí công việc gì, lao động có tổ chức hay tự do, thì họ đều đóng góp nhiều ít vào ngân sách địa phương.Và trách nhiệm của chính quyền sở tại là điều không phải bàn cãi.Thứ ba, để người lao động tháo chạy về quê liệu TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… có thiếu hụt lao động sau khi đã kiểm soát được dịch Covid-19 đợt 4 này. Thực tế này cảnh báo, nhiều doanh nghiệp tại đây sẽ thiếu hụt nguồn lao động trầm trọng sau khi sản xuất trở lại trạng thái bình thường mới. Công điện nói trên của Thủ tướng đã kịp thời tạo rào cản, ngăn người lao động nhập cư chạy về quê hương; nhưng giữ họ lại thì cũng phải cấp cho họ tiền để có ăn, có nơi ở và sinh hoạt khác ở mức tối thiểu. Được biết Bộ Tài chính đang có động thái chuẩn bị trình Thủ tướng Chính phủ một gói hỗ trợ tiếp theo để hỗ trợ người khó khăn vì dịch tiếp theo gói 26.000 tỷ đang triển khai. Muốn giữ “ai ở đâu ở đấy” thì những đối tượng người dân bị ảnh hưởng lớn do đại dịch Covid cũng phải được sống với mức tương đương mức lương tối thiểu vùng chứ không thể thấp hơn được.Để giải quyết vấn đề này, nên chăng, Chính phủ cần giao quyền cho các tỉnh, thành thực thi nhiệm vụ tạm ứng nguồn ngân sách địa phương để cứu trợ ngay cho người lao động. Người lao động đều có tài khoản ATM cho nên chuyển tiền vào tài khoản đó, vừa rất kịp thời vừa minh bạch như các nước đã làm. Đương nhiên nguồn cứu trợ của từng địa phương sẽ được kết toán về ngân sách trung ương vào thời điểm thích hợp. Chỉ bằng cách đó mới thực hiện được mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Hiện nhiều doanh nghiệp đã đứt gãy sản xuất một phần, chính vì thế, cần giữ chân lao động để hạn chế đứt gãy sau khi dịch được kiểm soát.