Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

HOA DÂM BỤT trị chân đau nhức, tê mỏi, ngăn ngừa bệnh tim

Cây hoa dâm bụt được biết đến là một loại cây cảnh, dễ trồng và hoa có màu đỏ tươi rất đẹp. Tuy nhiên, hoa dâm bụt không chỉ để làm cảnh mà còn là một vị thuốc quý trong Đông y.

Công dụng của loại thảo dược này được phát hiện lần đầu tiên tại Angola, cùng với hương vị dễ chịu, nó đã trở nên rất phổ biến ở các nước Bắc Phi, Trung Đông và thậm chí ở cả châu Âu. Đây cũng là một loại thảo dược rất phổ biến ở nước ta.

Theo Y dược cổ truyền, hoa dâm bụt hoa dâm bụt có chất antoxyanozit, lá có chất nhầy, hoa vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, an thần, thường được sử dụng để giảm thiểu chứng kiết lỵ, mụn nhọt, rong kinh, kinh nguyệt không đều...

1. Hoa dâm bụt giúp kiểm soát huyết áp

Tạp chí Dinh dưỡng (Mỹ) năm 2010 đã báo cáo một nghiên cứu về tính năng kiểm soát huyết áp đối với những người có huyết áp cao hoặc tăng huyết áp nhẹ ở độ tuổi từ 30-70 tuổi. Kết quả cho thấy những người uống 3 tách trà dâm bụt/ ngày đã có kết quả tốt hơn so với những người không uống loại trà này. Những người có huyết áp cao lúc bắt đầu nghiên cứu, sau khi uống trà đã giảm được huyết áp đáng kể.

2. Hoa dâm bụt ngăn ngừa bệnh tim

Những hợp chất hoá học được chiết xuất từ cây dâm bụt sẽ giúp kiểm soát lượng cholesterol trong máu, do đó ngăn ngừa được bệnh tim.

Các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố, cây dâm bụt có tác dụng tốt cho tim người giống như rượu vang đỏ và trà. Nó chứa các chất chống oxy hoá có tác dụng kiểm soát lượng cholesterol và giảm nguy cơ bị bệnh tim.

3. Trà hoa dâm bụt chữa bách bệnh

Uống trà hoa dâm bụt thường xuyên giúp huyết áp và cholesterol. Kết quả nghiên cứu này được thực hiện vào năm 2009 của trường ĐH Tufts, Massachusetts, Mỹ. Trà hoa dâm bụt cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng bàng quang và táo bón nếu bạn uống thường xuyên.

- Hoa dâm bụt giàu vitamin C và chất chống ôxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các triệu chứng của bệnh cảm lạnh, ho, sốt và bệnh nhiễm trùng.

- Hoa dâm bụt chứa axít hydroxycitric và amylase có tác dụng phân hủy tinh bột. Nếu bạn uống một tách trà hoa dâm bụt sau bữa ăn sẽ làm giảm hấp thu carbohydrate vào cơ thể, từ đó giúp giảm cân.

- Các dưỡng chất trong hoa dâm bụt có khả năng kích thích mọc tóc nhanh và phòng ngừa sự lão hóa sớm cho cơ thể. Hoa dâm bụt cũng có tác dụng làm sạch gàu hiệu quả.

4. Chân đau nhức, tê mỏi chân tay

Với những người hay nhức chân thì lá dâm bụt cũng có tác dụng chữa bệnh: Lá dâm bụt, lá si, lá đào, lá mận, lá thài lài tía, mỗi thứ 30g phơi khô, thái nhỏ, sao qua, ngâm với ít rượu, dùng xoa bóp hằng ngày.

5. Trị mụn nhọt hiệu quả

Hoa dâm bụt, lá trầu không, rau má ngọ mỗi thứ 50g, giã nát, đắp lên chỗ mụn nhọt. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Hoặc dùng lá và hoa một nắm, rửa sạch, giã với một ít muối hạt, đắp lên chỗ nhọt đang sưng sẽ đỡ đau nhức, đỡ sưng nóng và chóng vỡ mủ.

6. Chữa chứng máu xấu cho phụ nữ sau khi sinh đẻ gây chóng mặt, nhức đầu

Hoa dâm bụt khô 8g, gỗ vang 10-12g, gừng tươi 5-7 lát sắc nước uống trong ngày sẽ giúp bà bầu sau sinh giảm thiểu tình trạng đau đầu chóng mặt, mệt mỏi.

7. Hoa dâm bụt trị quai bị, đau mắt

Lá dâm bụt và lá dành dành, mỗi thứ 1 nắm giã nhỏ, vắt lấy nước uống, bã thì đắp.

Thu Hương

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/hoa-dam-but-tri-chan-dau-nhuc-te-moi-ngan-ngua-benh-tim-26117/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY