Theo Đông y, hoa nhài có tính bình, hơi hàn, vị đắng, có tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, hoạt huyết, vân vân.
hoa nhài">
hoa nhài, còn gọi là hoa lài, mạt ly, nhài đơn, mạt lợi, tên khoa học là: Jasminum Sambac Ait, họ nhài Oleaceae.
hoa nhài là loại cây cảnh nhỏ, cao khoảng 1m, với nhiều cành mọc xòe ra.
Theo
Đông y,
hoa nhài">
hoa nhài có tính bình, hơi hàn, vị đắng, có tác dụng:
thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, hoạt huyết, vân vân. Bộ phận sử dụng làm Thu*c là: hoa và rễ. Sau đây, Mạng Y Tế xin giới thiệu một số tác dụng của
hoa nhài:
- Tác dụng 1: Chữa sưng đau do chấn thương: Rễ
hoa nhài 12g, lá thanh táo 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang.
- Tác dụng 2: Chữa
huyết áp cao:
hoa nhài 10g, hoa hòe 10g, kim cúc 6g, hoa đại 6g. Sắc với ba bát nước, còn một bát, chia uống 2 lần trong ngày: vào buổi sáng và tối, sau bữa ăn. Mỗi liệu trình uống 10 ngày.
- Tác dụng 3: Chữa
mất ngủ:
hoa nhài 6g, tâm sen 8g. Hãm
hoa nhài và tâm sen với nước sôi, uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục từ 7 đến 10 ngày, sẽ thấy kết quả rõ rệt. Hoặc:
hoa nhài 10g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 10g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 đến 3 lần, uống liên tục trong 7 ngày.
- Tác dụng 4: Chữa rôm sảy: Lá nhài 50g, lá sài đất 20g, lá ngải cứu 30g. Sắc nước, uống ngày 1 thang, chia 2 đến 3 lần. Uống liền trong 3 đến 5 ngày.
- Tác dụng 5: Chữa đi tiểu nhiều:
hoa nhài 5g, ngân hạnh 3g, sắc với 3 bát nước, trong 1 giờ. Ngày uống 2 lần, uống trong 7 ngày.
- Tác dụng 6: Chữa tiêu chảy:
hoa nhài 6g, chè xanh 10g, thảo quả 3g, vỏ dộp ổi 3g.
Cách dùng: 4 thứ trên đem sắc với 600 ml nước, còn 200 ml, chia 3 lần, uống trong ngày, uống sau các bữa ăn. Uống liên tục trong 3 ngày.
Hoặc
hoa nhài 10g, vỏ quả lựu 10g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 đến 3 lần. Uống trong 4 ngày.
Lưu ý: Phụ nữ có thai và cho con bú, không dùng rễ
hoa nhài.
Dược sĩ: MỸ NỮ.