Dinh dưỡng hôm nay

Hoa quả có làm giảm huyết áp!?

Theo kết quả của một nghiên cứu mới đăng trên Reuter cho hay, hoa quả có thể không giúp làm giảm huyết áp đã làm nhiều người “giật mình”.

Trong khi đó nhiều nghiên cứu trước đây thường cho rằng ăn hoa quả “đúng” sẽ làm giảm huyết áp. Thực hư của vấn đề này ra sao, SKGĐ cùng chuyên gia vào cuộc để tìm hiểu về vấn đề này.

Hoa quả không làm giảm huyết ápxml:namespace prefix="o" />

Theo hãng tin Reuter: Các nhà khoa học thuộc Khoa Sức khỏe Công cộng (Trường Cao đẳng Hoàng Gia London, Anh) mới đây đã nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc hạ huyết áp và hoa quả.

Nghiên cứu được thực hiện ở 4.680 người ở 4 quốc gia là Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ và Anh. Những người tham gia nghiên cứu được hỏi về những thực phẩm họ đã ăn vào 2 ngày trước, được đo huyết áp và 3 tuần sau họ lại cung cấp những thông tin tương tự.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Huyết áp cao: ăn gì, kiêng gì?

Huyết áp cao - Kẻ giết người thầm lặng

"Chuyện ấy” của người cao huyết áp

3 công thức sinh tố giúp 'tống' sỏi thận, sỏi mật ra khỏi cơ thể

Các nhà nghiên cứu tính toán lượng hoa quả và nước hoa quả họ tiêu thụ trên 1.000 calo thức ăn thì có kết quả chung là gần như không có mối liên hệ giữa lượng hoa quả tiêu thụ và huyết áp.

Kết quả nghiên cứu khoa học này dường như đi ngược lại với những nghiên cứu khoa học trước đó khẳng định hoa quả giúp hạ huyết áp.

TS. Linda Oude-Griep – Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: Nghiên cứu phát hiện ra rằng trái cây và rau quả không làm giảm huyết áp theo thời gian, nhưng nghiên cứu này nhỏ và chỉ nhìn vào một nhóm người tại một thời điểm, vì vậy kết quả còn những hạn chế và nó là cánh cửa để mở ra những nghiên cứu mới.

TS. Walter Willett (Trưởng khoa Dinh dưỡng Trường Y tế Cộng đồng, Đại học Havard, Mỹ) cũng cho biết: Hạn chế chính của nghiên cứu này là chế độ ăn uống được đánh giá trong một, và đó không phải là một đại diện tốt cho chế độ ăn uống bình thường của một người.

Cũng theo tiến sĩ Willett thì các nghiên cứu trước đây cho thấy sự giảm huyết áp theo mô hình ăn uống cá nhân trong thời gian dài có lẽ đáng tin cậy hơn.

Còn mối quan tâm chính của TS. Martha Grogan (Chuyên gia tim mạch Bệnh viên Mayo ở Minnesota, Mỹ) là bài viết này không nên ngăn cản mọi người ăn trái cây, vì trái cây cùng rau xanh là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.

Phương pháp nghiên cứu chưa chính xác

Trao đổi với SKGĐ, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: Cơ chế hạ huyết áp của rau quả là do rau xanh quả chín cung cấp kali, khi ăn nhiều rau xanh quả chín thì sẽ lợi tiểu, kèm theo đó là sẽ kéo ion natri ra thì sẽ làm hạ huyết áp.

Bạn nên biết

- Theo khuyến cáo của WHO, người trưởng thành bình thường phải ăn 300g/ngày rau xanh và 100g/ngày quả chín, nếu có điều kiện thì người ta có thể ăn đến 300g/ngày quả chín đối với người cao huyết áp, béo phì, đái tháo đường.

- Còn theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam xây dựng chế độ ăn cho người trưởng thành thì mỗi ngày ăn khoảng 500g rau xanh, quả chín cũng phải đủ 200g.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm thì nghiên cứu này chỉ là một nghiên cứu đơn lẻ và chỉ có điều tra với quả chín mà thiếu rau xanh, trong khi rau xanh cũng cung cấp kali, như vậy là phương pháp nghiên cứu chưa đúng, chưa chính xác. Hơn nữa, tổng lượng quả chín điều tra ở đây quá thấp, chỉ 50-60g, số lượng này là không đáng kể.

Như bên Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam khuyến cáo, với những người cao huyết áp nên ăn 500g rau mỗi ngày. Tuy nhiên, trong nghiên cứu lại không đề cập đến rau xanh, không tính đến lượng rau xanh người tham gia nghiên cứu ăn thì cũng không chính xác được. Cùng với đó, nếu điều tra về mối liên hệ với cao huyết áp, người ta còn phải tính đến các thói quen ăn mặn hay nhạt, điều tra được số lượng muối ăn, và những yếu tố khác như tâm lý, căng thẳng, stress… thì mới chính xác được.

Theo quan điểm của PGS.TS Nguyễn Thị Lâm thì nghiên cứu này chưa chính xác và không nên đưa thông tin sai lệch như vậy cho cộng đồng. Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu khác nhau, và hàng nghìn nghiên cứu trước đó đã xác định rau xanh quả chín đã có tác dụng trong việc hạ huyết áp.

PGS.TS Lâm cho biết, muốn hạ huyết áp phải phối hợp trong khẩu phần ăn: ăn nhiều rau xanh quả chín, ăn nhạt, ăn nhiều canxi, magie, bỏ rượu, người thừa cân béo phì thì phải giảm cân.

Ăn nhiều rau xanh, quả chín là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh mà mọi người nên duy trì. Chế độ ăn uống này giúp hạn chế được nhiều bệnh tật, trong đó có bệnh tim mạch. Mỡ máu cao, tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì là những bệnh trong nhóm bệnh tim mạch nên ăn nhiều rau xanh quả chín.

Rau xanh quả chín có nhiều chất xơ, nó sẽ làm đào thải bớt lượng cholesterol dư thừa thì nó cũng giúp ngăn ngừa cholesterol trong máu cao và cũng giúp ngăn ngừa một số bệnh tim mạch nói chung.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm

Phần lớn mọi người không phải kiêng kị gì khi ăn rau quả, riêng với người bệnh đái tháo đường khi ăn cần chú ý, nếu ăn nhiều hoa quả thì nên bớt cơm đi, theo PGS.TS Lâm thì quả chín không làm tăng đường máu nhanh bằng cơm. Bên cạnh đó thì không nên ăn sinh tố hoa quả vì nó hấp thu nhanh.

Nên giảm ăn thịt, nên ăn cá, nhất là các loại cá biển, ăn đậu phụ giúp hạ mỡ máu, hạ huyết áp. nên ăn đủ những acid amin cần thiết như omega-3, omega-6… tốt cho huyết áp, các bệnh tim nói chung.

Lê Hường

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/hoa-qua-co-lam-giam-huyet-ap-16390/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY