Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Học giả An Chi từ trần ở tuổi 88 - 60 năm rong chơi cùng chữ nghĩa

(PetroTimes) - Học giả An Chi vừa từ trần lúc 13h05 ngày 12-10-2022 (nhằm ngày 17 tháng chín năm Nhâm Dần) sau mấy năm nằm bệnh.

Học giả An Chi tên thật là Võ Thiện Hoa, sinh ngày 27-11-1935 ở xã Bình Hòa, Gia Định, nay thuộc quận Bình Thạnh, TP.HCM.

bạn đọc biết nhiều đến bút danh an chi và huệ thiên của ông kể từ khi ông đứng mục chuyện đông - chuyện tây trên tạp chí kiến thức ngày nay từ năm 1990 và kéo dài suốt 15 năm. chuyên mục này là sáng kiến của kiến thức ngày nay nhằm giải đáp những thắc mắc của công chúng liên quan đến từ nguyên, các nghĩa của từ và cách dụng ngữ. sau này, một thời gian dài học giả an chi cộng tác, chủ trì chuyên mục “những điều có thể bạn chưa biết” trên năng lượng mới - petrotimes

Một số tác phẩm của Học giả An Chi: Chuyện Đông chuyện Tây, Từ Thập Nhị Chi đến 12 con giáp, Từ nguyên, Những tiếng trống qua cửa các nhà sấm (bút danh Huệ Thiên), Câu chữ Truyện Kiều, Rong chơi miền chữ nghĩa (5 tập)...

Năng lượng Mới – PetroTimes xin giới thiệu lại bài viết Học giả An Chi – 60 năm rong chơi miền chữ nghĩa, như một nén tâm nhang tưởng nhớ đến ông!

Tôi ghé thăm ông vào một ngày giáp tết dương lịch, không khí xuân dần bủa vây phố phường sài gòn nhưng đến căn nhà ông cuối con hẻm ở đường lê quang định – bình thạnh thì tĩnh lặng, nhẹ nhàng, ung dung như chính gia chủ sống ở đó. phòng khách gia đình nối liền thư phòng chỉ toàn sách là sách. nhấp một ngụm trà, ông nhìn vào khoảng không xa xa hồi ức về một thời trai trẻ với bầu nhiệt huyết lý tưởng cách mạng; những tháng ngày cầm bút, nghiên cứu, tranh luận, tai nạn nghề nghiệp; hành trình bút danh võ thiện hoa – huệ thiên – an chi và cả duyên nợ với năng lượng mới.

Lý tưởng tuổi hai mươi

Sau Hiệp định Genève 1954, Bắc – Nam tạm chia cắt thành hai miền để chờ ngày tổng tuyển cử, quá trình tập kết người miền Nam ra Bắc diễn ra sôi động và chàng trai tuổi đôi mươi Võ Thiện Hoa là một trong những người có mong ước đó. Lần đầu tiên – giáp tết năm Ất Mùi (1955), lúc đó ông là đoàn viên Đoàn học sinh bí mật Sài Gòn – Chợ Lớn (ông học Trường Chasseloup – Laubat) cử đi dự bữa tiệc tất niên do nhóm Kiên Chí của Trường Pétrus Ký tổ chức tại nhà hàng Mỹ Hương, đường Gallieni (gần rạp Hưng Đạo bây giờ). Đó cũng là lần đầu tiên, ông cùng mấy chục học sinh có tinh thần kháng chiến nghe bài hát “Kết đoàn” và cũng là lần đầu tiên được công khai bày tỏ lòng yêu nước của mình giữa đại diện học sinh nhiều trường công, tư khác. Một kỷ niệm sâu sắc của tuổi mới lớn, của một mùa xuân tràn ngập niềm tin và lý tưởng vào chế độ mới được ông kể lại tường tận, đầy cảm xúc tự hào.

Nhưng con đường ra Bắc của ông cũng lắm gian nan. Ông có người cậu họ kháng chiến, chuẩn bị ra Bắc ở Đồng Tháp Mười là khu tập kết 100 ngày (Xuyên Mộc: 80 ngày; Cà Mau: 300 ngày), xin đi theo nhưng không được vì thời gian quá gấp gáp. Sau đó, chính ông đã trực tiếp gặp một cán bộ tại nhà một người bà con ở Máy Đá, Chợ Lớn (gần sân vận động Thống Nhất bây giờ) – mà sau 1975, khi trở về Nam, ông mới biết là ông Huỳnh Tấn Phát – người này nói sẵn sàng đưa ông xuống Cà Mau để tập kết ra Bắc. Nhưng khi biết ông ở trong Đoàn học sinh bí mật thì ông Phát không thể nhận vì không thể can thiệp vào tổ chức học sinh kháng chiến. Ông Phát chỉ tổ chức cho ra Bắc con em những gia đình chưa biết nhiều về kháng chiến để hai năm sau trở về làm nòng cốt cho tổng tuyển cử. Võ Thiện Hoa vẫn không nản lòng; thấy ông hoạt động công khai quá hăng hái, sợ ông bị bắt, mẹ ông đành nhờ cậu ruột của ông – cũng là cán bộ kháng chiến – tìm cách cho ông ra Bắc theo hướng khác: đáp máy bay ra Hải Phòng – là nơi Pháp còn đóng cho đến khi hết hạn 300 ngày – rồi tìm cách tới Hà Nội, vì thế ông nằm trong dạng vượt tuyến chứ không phải là người miền Nam tập kết ra Bắc như bao người khác.

Số ông cũng vất vả, lúc ông sắp ra Bắc, ông Năm Thành (Phan Kiệm) có bàn với ông Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh) việc gửi gắm ông cho bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và đã viết thư bí mật để ông cầm tay ra Bắc. Với bức thư đó và nếu ông Phạm Ngọc Thạch giới thiệu ông với tổ chức thì có lẽ cuộc đời Võ Thiện Hoa đã theo một nghiệp khác chăng? Nhưng ông đã không liên lạc với ông Phạm Ngọc Thạch. Sau này, trong khi nhiều bạn bè ông với lý lịch tốt thăng tiến thì vì nhiều lý do ông đã chọn một ngả rẽ khác, tự học, tự nghiên cứu từ nguyên.

Có lẽ cuộc đời mỗi người được định danh một số tử vi, mà số tử vi của ông thì không thoát cái nghiệp “sĩ” như lời vị thầy thuốc già, bạn của ông nội, đã phán cách đây 60 năm: “Việc đời vốn dĩ hay phân chia thành các nghề, gọi tắt là sĩ – nông – công – thương. Cậu bé này dù có làm gì đi chăng nữa cũng sẽ quay về con đường của chữ “sĩ”.

Học giả An Chi

Duyên nghiệp với từ nguyên

Là một người bị đánh dấu hỏi sau khi vượt tuyến ra Bắc, lại thêm cái tính cứng đầu cứng cổ và trong ăn nói, sinh hoạt cũng khác người nên chàng trai Võ Thiện Hoa đã làm mếch lòng không ít người. Thêm nữa, thời gian ông ở miền Bắc, thỉnh thoảng ông lại được nhận quà của mẹ gửi ra qua đường Pháp hoặc đường Campuchia. Tổng hòa hai điều đó, càng làm cho sự nghi ngờ ông càng ngày càng lớn, dấu hỏi về Võ Thiện Hoa ra Bắc với mục đích gì luôn làm cho nhiều người băn khoăn.

Năm 1965 khi đang dạy Trường cấp 2 An Ninh (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) thì giáo viên Võ Thiện Hoa bị sa thải, mất việc hơn một năm, sau đó ông làm “phụ động” ở Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo viên Thái Bình với nhiều công việc lặt vặt, chủ yếu là kế toán nhà ăn kiêm việc chạy than, củi, muối, gạo cho nhà bếp. Cứ thế, công việc hằng ngày của ông là phải tính toán tiền nong gạo bị cho giáo viên và nhân viên của cả một ngôi trường gồm nhiều hệ, cuối tháng thì kết toán sổ sách. Công việc khá nhàm chán đối với một thầy giáo quen đứng lớp và thật sự chán với một người chỉ thích con chữ hơn con số.

Cũng chính trong thời gian bị “giam lỏng” này mà ông bắt đầu nghiệp nghiên cứu từ nguyên. Có lẽ cái nghiệp này cũng xuất phát từ cái tính cứng đầu, hay cãi của ông. Ông bắt đầu bằng một bài góp ý về ngữ pháp được đăng trên tạp chí Khoa học xã hội của ngành Giáo dục từ đầu thập niên 60 của thế kỷ trước. Rồi về sau, từ những bài nghiên cứu của nhiều được coi là “cây đa, cây đề” trước đó, ông cảm thấy khó chấp nhận nên đã viết, rồi được đăng, nhiều bài nghiên cứu, nhiều khi có tính chất phản biện mạnh mẽ.

Cái thời khó khăn mọi bề, giấy viết thì thiếu, không còn làm giáo viên nên Võ Thiện Hoa thiếu giấy vì không nằm trong diện được cấp giấy viết hằng tháng. May thay, có một vài đồng nghiệp hiểu và thông cảm hoàn cảnh của ông, đã gửi cho ông cả những tờ giấy đã viết một mặt. Nhờ thế, ông tận dụng mặt còn lại để viết. Sau một thời gian nghiên cứu, ghi chép, ông thấy rằng nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, nhất là về từ láy thì càng phải nghiên cứu từ nguyên: rất nhiều yếu tố bị cho là tiếng đệm, là yếu tố láy, thực chất vốn là những từ cổ, vốn có nghĩa. Ví như, trong bệu rệu thì cả bệu lẫn rệu, trong bối rối, thì cả bối lẫn rối, trong bộn rộn thì cả bộn lẫn rộn… đều có nghĩa. Ông suy nghĩ và thấy rằng, cả hai âm tiết trong từ láy đều có nghĩa mà đối với những yếu tố hiện không còn biết được nghĩa thì chỉ còn có cách đi vào từ nguyên.

Từ nguyên là mảnh đất mới trong giới nghiên cứu Việt Nam lúc bấy giờ, nhưng ông không nhận mình là người tiên phong khai phá mà vẫn luôn cảm ơn ông Lê Ngọc Trụ, tác giả bộ “Chánh tả Việt ngữ” 2 quyển (do nhà Nam Việt, Sài Gòn xuất bản), về sau là giảng sư đại học. Nhờ vị này mà Võ Thiện Hoa đã lân la (chữ của ông) đi đến từ nguyên. Ông luôn cho rằng, tác giả này là ân nhân tinh thần trong cuộc đời nghiên cứu của mình.

Ông trầm ngâm và suy ngẫm khi tôi hỏi về kế hoạch xuất bản một cuốn từ nguyên tiếng Việt đầu tiên ở Việt Nam: “Thực ra, từ lâu tôi đã có sở nguyện làm quyển “Từ điển từ nguyên về các từ Việt gốc Hán” nhưng bây giờ thì thời gian và sức khỏe của tôi không cho phép”. Ông cũng chân tình tâm sự: “Sau 40 năm nghiên cứu từ nguyên, tôi cho rằng kết quả cũng chưa được nhiều. Có lẽ mình không được đào tạo bài bản nên con đường đi khá dài mà chưa thâu được bao nhiêu kết quả”. Đây là sự khiêm tốn đáng trân trọng của những nhà nghiên cứu chân chính.

Những năm 90, võ thiện hoa cộng tác với tạp chí kiến thức ngày nay, ông lấy bút danh huệ thiên. thời gian này, những bài viết trên chuyên mục “chuyện đông – chuyện tây” của ông với một số kiến giải mới mẻ, uyên bác về lịch sử tiếng việt đã định hình một lượng lớn độc giả. để rồi, suốt mười mấy năm sau đó nhiều người thành thói quen chỉ chờ báo ra là tìm bài của huệ thiên đọc ngay trước tiên “vì đó đều là kết quả của một quá trình tra cứu nghiêm túc, đầy trách nhiệm đối với khoa học và đối với những người đã có lòng tin cậy mình. thêm vào đó là lời văn trong sáng, đĩnh đạc, nhiều khi dí dỏm một cách nhã nhặn và tuệ minh, làm cho việc đọc anh trở thành một lạc thú thanh tao”– đó là nhận xét về ông của gs ngôn ngữ học cao xuân hạo.

Thế nhưng nhiều vị có tiếng trong giới nghiên cứu lại cảm thấy rất khó chịu vì huệ thiên liên tục đặt lại những vấn đề đã được các vị giải quyết rốt ráo từ lâu. cộng tác với kiến thức ngày nay chưa bao lâu thì ông gặp nạn. chỉ vì một đôi câu đối (được nhiều người truyền tụng) mà ban tuyên huấn và sở văn hóa – thông tin tp hcm đã chỉ đạo hội nhà văn tp hcm đến họp với ban biên tập kiến thức ngày nay và đương sự để kiểm điểm và ông bị kỷ luật chính thức: “tác giả huệ thiên ngưng phụ trách mục chuyện đông – chuyện tây một thời gian”. chuyên mục “chuyện đông – chuyện tây” tạm thời dừng 5 số để tìm người thay thế. sau đó bút danh huệ thiên biến mất và chuyên mục cũ do an chi, tức “y chang” huệ thiên, phụ trách. đối với ông, đây là một kỷ niệm trong cuộc đời.

“Nợ” Năng lượng Mới

Giờ ông không còn cộng tác với kiến thức ngày nay sau ngần ấy năm gắn bó, nhưng độc giả vẫn không bao giờ quên huệ thiên một thuở và an chi bây giờ. nhắc đến năng lượng mới, ông xúc động nhớ mối cơ duyên với nguyên tổng biên tập nguyễn như phong từ ngày ông phong còn làm phó tổng biên tập an ninh thế giới, người thường xuyên mời ông viết bài cộng tác và có nhiều câu hỏi rất thú vị để an chi trả lời bạn đọc thường xuyên trên các số báo. thế rồi, trước khi báo năng lượng mới ra đời được vài tháng, ông nguyễn như phong mời ông về phụ trách một chuyên mục của năng lượng mới, định kỳ hằng tuần thì an chi xuất hiện trên chuyên mục: “những điều có thể bạn chưa biết”. lại một hành trình chữ nghĩa nữa của học giả an chi.

Ông tâm sự: “Tôi rất cảm động vì nhận thấy anh Như Phong quan tâm đến mình nhiều và thực sự tin tưởng ở mình nên tự nhủ phải đáp lại cho xứng đáng vì trách nhiệm thật không nhẹ nhàng. Tôi từng nói với vợ, muốn gì thì muốn, chỉ đến khi nào không còn sức lực để cộng tác nữa mới nghỉ, chứ còn khỏe thì vẫn viết cho Năng Lượng Mới”. Cũng phải nói thêm rằng, ông và ông Như Phong có nhiều điểm tương đồng là cùng mê nhạc thính phòng, cùng mê chuyện chữ nghĩa, cho nên rất dễ gần nhau.

Từ ngày về phụ trách chuyên mục: “những điều có thể bạn chưa biết” trên năng lượng mới, học giả an chi nhận được không ít thư của những độc giả từng đọc chuyện đông – chuyện tây hay từ chữ đến nghĩa… họ tiếp tục đàm luận với ông qua e-mail, qua điện thoại và nhất là chia sẻ sự đồng điệu qua những bài báo của ông. có thể nói, đó là giá trị tinh thần mà ông luôn trân trọng.

Tuy nhiên, học giả an chi cũng có chút băn khoăn: “những bài viết của tôi trên năng lượng mới có hợp với sở thích của độc giả năng lượng mới không? vì tôi quen nếp nghiên cứu nên không biết độc giả có thực sự thích không. hay lỡ vì những bài báo có khi khô khan của tôi mà làm giảm lượng độc giả của năng lượng mới thì áy náy quá”. đó cũng là băn khoăn thường tình vì các bài viết của ông không phải dễ đọc với tất cả mọi người nhưng tôi tin rằng những người yêu thích bài viết của ông vẫn luôn mong an chi hãy “y chang” như bao lâu nay. đó là sắc thái riêng của võ thiện hoa – huệ thiên – an chi trong mấy chục năm qua.

Nhìn lại mấy mươi năm đi qua, ông luôn cảm ơn người vợ cùng đồng cam cộng khổ, chia sẻ những niềm vui – nỗi buồn trong cuộc sống với mình; cùng lý tưởng, cùng niềm tin và thấu hiểu, bà gánh gần hết phần việc nhà để cho ông chuyên tâm nghiên cứu và viết báo. Khoảnh vườn nhỏ trước nhà chỉ đủ cho hơn 10 loài hoa khoe sắc cũng làm không gian căn nhà xưa của ông bà An Chi luôn tươi tắn; thư phòng luôn ngập nắng để ông tiếp tục viết và đàm đạo với bạn bè về chữ nghĩa, văn chương. Dù cho cuộc sống có bao biến thiên – lịch sử có lúc nhiều biến động – đời ông có lắm thăng trầm nhưng An Chi vẫn “y chang”.

Vĩnh biệt học giả an chi – người đã đi về “rong chơi miền chữ nghĩa”!

Hiện linh cữu ông An Chi quàn tại 482/52C Lê Quang Định, phường 11, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Chương trình lễ tang: Nhập quan lúc 21h ngày 12-10; động quan lúc 13h ngày 14-10, sau đó linh cữu được đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.

BBT

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/hoc-gia-an-chi-tu-tran-o-tuoi-88-60-nam-rong-choi-cung-chu-nghia-668393.html)

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY