Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Học ngay cách làm LẠC NGÂM GIẤM - bài thuốc chữa dứt điểm cao huyết áp, giảm mỡ trong máu

Lạc ngâm giấm là bài thuốc có công dụng chữa dứt điểm cao huyết áp, giảm mỡ trong máu cực kì hiệu quả mà không phải ai cũng biết.

Tại sao lạc ngâm giấm chữa được cao huyết áp và giảm mỡ máu?

Lạc là loại thực phẩm quen thuộc được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày, chúng cũng được coi là 1 vị thuốc quý có trong đông y. Nhân lạc, vỏ củ lạc cũng như cành và lá cây lạc đều là những vị thuốc đã được sử dụng từ lâu đời trong Đông y và trong dân gian. Từ xa xưa, trong các căn bếp của người Trung Quốc luôn xuất hiện một lọ lạc ngâm giấm. Theo họ, lạc ngâm giấm rất tốt cho những người bị cao huyết áp và đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao.

Lạc còn có tên gọi khác là đậu phộng hay cây thân thảo. Nhân lạc, vỏ lạc, cành và lá cây của lạc đều là những vị thuốc đông y đã được sử dụng từ lâu đời. Sử dụng nhân lạc sẽ có khả năng tăng lực, bồi bổ cơ thể và làm hạ huyết áp nhanh chóng. Vỏ củ lạc cũng có tác dụng tương tự sẽ làm giảm huyết áp và hạ mỡ máu. Cành và lá của cây lạc ngoài khả năng giúp huyết áp ổn định ở mức bình thường chúng còn an thần và chữa bệnh mất ngủ.

Những nghiên cứu khoa học cho thấy lạc có chứa một lượng lớn axit linoleic đây là chất axit hữu cơ giúp chuyển hóa cholesterol ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch và cao huyết áp. Lạc ngâm vào giấm gạo sẽ giúp thải độc cơ thể và thúc đẩy sự trao đổi chất nhanh chóng. Do vậy bài thuốc lạc ngâm giấm chữa cao huyết áp được các bác sỹ khuyên dùng, chúng sẽ giúp bảo vệ thành mạch máu, giảm huyết áp và ngăn chặn nguy cơ cục máu đông trong mạch máu.

Cách làm lạc ngâm giấm

- Bước 1: Lạc củ tách bỏ phần vỏ cứng chỉ lấy hạt, bạn nhớ giữ vỏ lụa mềm bên ngoài hạt.

- Bước 2: Đem hạt đi rửa sơ với nước lạnh, lựa vứt những hạt mốc đi rồi để cho ráo. Lạc ráo nước thì bỏ vào bình thủy tinh sẽ tốt hơn dùng bình nhựa.

- Bước 3: Đổ giấm ngập hạt lạc, nếu hạt nào còn nổi lên trên có thể dùng một vật nặng đè xuống. Nên để ở nơi nhiệt độ thích hợp, tránh có ánh nắng trực tiếp sẽ làm ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng chứa trong thuốc.

Lưu ý: Giấm phải là giấm gạo thì mới tốt cho sức khỏe, bạn không nên chọn giấm công nghiệp.

- Bước 4: Ngâm lạc trong giấm 5 - 7 ngày là có thể dùng được. Sử dụng ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần khoảng 8 - 10 hạt, nhai và nuốt dần.

- Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách làm sau: Lấy 100g vỏ lạc, sắc nước uống thay trà trong ngày. Hoặc vỏ lạc đem tán nhỏ, rây mịn, cất vào lọ nút kín dùng dần, hằng ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 9g, dùng nước ấm chiêu thuốc là được.

Lưu ý khi sử dụng lạc ngâm giấm

– Người bị bệnh đại tràng hoặc đi ngoài phân lỏng do cơ địa hàn thấp cũng không nên dùng bài thuốc này, cần phối hợp với một số vị thuốc khác nữa.

– Lạc ngâm giấm dễ gây sâu răng, vì vậy sau khi ăn bạn cần giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

- Không nên dùng quá liều vì bài thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: tiêu chảy, mắt, mũi hoặc miệng bị khô.

- Khi lựa chọn lạc cần chọn những loại lạc có chất lượng cao, không bị nấm mốc vì đây chính làm một tác nhân gây ung thư gan.

Quỳnh Hoa

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/hoc-ngay-cach-lam-lac-ngam-giam--bai-thuoc-chua-dut-diem-cao-huyet-ap-giam-mo-trong-mau-28018/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY