Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hội chứng ruột kích thích: nên và không nên ăn gì?

Giống như hầu hết các bệnh về tiêu hóa khác, với bệnh hội chứng ruột kích thích, chế độ ăn uống có vai trò vô cùng.

Hội chứng ruột kích thích là bệnh thường gặp ở người trưởng thành. Triệu chứng nổi bật nhất là những đợt táo bón xen lẫn với tiêu chảy, đau bụng, đầy bụng, trướng hơi, cảm giác nóng rát sau xương ức, có thể buồn nôn hoặc khó tiêu.

Ảnh minh họa

Thực phẩm nên ăn

Thực phẩm giàu chất xơ loại thức phẩm tốt nhất cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích chính là thực phẩm giàu chất xơ.

Chẳng hạn như: bột bắp, rau xanh, gạo lứt, cám gạo, trong đó cám gạo hay được khuyên dùng nhất.

Người bị hội chứng ruột kích thích được khuyên nên sử dụng cám gạo.

Chế độ ăn giàu chất xơ giúp làm giảm các biểu hiện ở một số người, nhất là đối với những trường hợp táo bón. Đồng thời ăn nhiều chất xơ và tăng lượng dịch uống vào sẽ giúp cải thiện biểu hiện táo bón.

Lưu ý, khi ăn, bạn phải “ăn chậm, nhai kỹ”, hạn chế nuốt khí vào làm giảm đầy bụng, trướng hơi, giảm sự căng giãn đột ngột ống tiêu hóa do đó hạn chế kích kích co bóp của ruột nên giảm số lần đi ngoài và giảm đau.

Thực phẩm không nên ăn

Các loại thịt chế biến sẵn: Cần tránh các loại thịt chế biến sẵn như: xúc xích, patê, thực phẩm nhiều chất béo: bánh quy, mayonnaise, phomai và các đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, béo ngấy như: khoai tây chiên, gà rán.… Những món ăn này vốn không tốt với người bình thường và với người mắc hội chứng ruột kích thích thì càng tuyệt đối không nên dùng.

Bị hội chứng ruột kích thích cần nói không với các thức ăn nhiều dầu mỡ

Sản phẩm sữa: Bên cạnh đường thì một số sản phẩm sữa cũng gây khó tiêu hóa. Sữa, bánh kem và kem, trong quá trình tiêu hóa có thể gây tiêu chảy, đau quặn bụng hoặc táo bón cần phải tránh.

Chất béo động vật: Những thực phẩm nhiều chất béo có thể khiến ruột co thắt, gây đau hay cảm giác khó chịu vùng bụng. Thay vào đó, bạn nên sử dụng chất béo không bão hòa có nguồn gốc thực vật, ví dụ như: dầu dừa, dầu oliu, các loại hạt,...

Một số loại rau: Không phải tất cả mà người bệnh chỉ nên tránh các loại rau như: rau cải xanh, cải bắp và hành.

Đường: Người mắc hội chứng ruột kích thích nên tránh các loại mứt, sirô, bánh kẹo và trái cây hoặc nước trái cây có đường. Lý do là vì đường có thể gây táo bón, tiêu chảy và đầy hơi ở những người bị hội chứng ruột kích thích.

Thức ăn nhiều đường có thể gây táo bón, tiêu chảy, đầy hơi

Hoa quả nhiều axit: Người bị hội chứng ruột kích thích cũng không nên ăn các loại quả chua.

Các chất kích thích: Rượu, cà phê, nước uống có gas, các loại gia vị cay nóng như: ớt, tiêu kích thích lớp niêm mạc ruột gây ra các biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy.

Những thức ăn nhạy cảm: Một số người có tiền sử gia đình hoặc bản thân nhạy cảm, dị ứng với một số loại thực phẩm, cần tránh những thực phẩm này.

Ăn quá nhiều: Những bữa ăn quá nhiều chất dinh dưỡng gây khó tiêu khiến hệ tiêu hóa trở nên quá tải, gây ra đau bụng và tiêu chảy. Bênh cạnh chế độ ăn uống hợp lý, người mắc hội chứng ruột kích thích cũng cần thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp.

Chế độ sinh hoạt:

Luyện tập đi ngoài ngày một lần vào buổi sáng hoặc một thời gian thích hợp, xoa bóp bụng trước khi đi ngoài.

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, luyện tập thư giãn, tập thể dục, đi bộ, tránh căng thẳng thần kinh.

Hội chứng ruột kích thích mặc dù là bệnh lành tính, không gây tử vong nhưng để điều trị dứt không phải dễ. Do vậy để có một cơ thể khỏe mạnh và một hệ tiêu hóa mạnh khỏe, bạn phải kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học nhất.

Tiểu Bùi

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/hoi-chung-ruot-kich-thich-nen-va-khong-nen-an-gi-23395/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY