Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Hội chứng thu hẹp vòng thực quản: Một bệnh lý mới còn ít được biết đến

Hội chứng thu hẹp vòng thực quản (hội chứng vòng Schatzki) là một bệnh lý chưa được nhiều người biết tới. Biểu hiện rõ nhất của bệnh là tình trạng khó nuốt, bệnh dễ bị nhầm với việc xuất hiện khối u trong thực quản.

Hội chứng vòng Schatzki được đặt tên theo người đầu tiên đã phát hiện ra bệnh - bác sĩ chuyên khoa quang tuyến người Mỹ gốc Đức - Richard Schatzki. Khi chiếc vòng Schatzki được hình thành trong thực quản, người bệnh có thể không cảm thấy gì vì không có triệu chứng, hoặc chỉ khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi nuốt. Schatzki là một vòng tròn của mô niêm mạc có thể hình thành ở phần cuối của tại khu vực gần nhất với dạ dày.

Chỉ khi khám xét kỹ, các bác sĩ có thể thấy rằng đường kính hẹp hơn bình thường. Bản thân người bệnh có thể nhận thấy những vấn đề như: Khó nuốt thức ăn đặc, cảm giác thức ăn bị kẹt trong cổ họng hoặc ngực, ợ nóng, các triệu chứng thường nặng hơn khi vòng phát triển to dẫn đến ngày càng hẹp.

Một biến chứng có thể xảy ra của vòng Schatzki là gây tắc nghẽn thức ăn, thường là do thức ăn đã không được nhai kỹ lưỡng. Tình trạng tắc nghẽn thực phẩm cũng có thể gây ra đau đớn nghiêm trọng và cần được thông bằng ống nội soi.

Vòng Schatzki gây khó nuốt cho bệnh nhân.

Tình trạng bệnh có thể xảy ra do tiền sử trong gia đình đã có người phát triển vòng Schatzki. Ở một số người khác, vòng Schatzki hình thành để đáp ứng với kích ứng gây ra bởi trào ngược axit hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Căn cứ vào các triệu chứng và thực hiện khám sức khỏe, các xét nghiệm và chụp Xquang có thể giúp bác sĩ xác nhận sự hiện diện của vòng Schatzki.

Người bệnh được yêu cầu nuốt một viên Thu*c có chứa Thu*c nhuộm tương phản bari trước khi chụp để giúp cho hình ảnh Xquang rõ ràng hơn. Ngoài ra, nội soi cũng là cách hiệu quả giúp các bác sĩ có được hình ảnh bên trong thực quản và sự xuất hiện của vòng Schatzki.

Điều trị không phải lúc nào cũng cần thiết nếu người mắc hội chứng vòng Schatzki không có triệu chứng. Chỉ cần nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt hoặc chế độ ăn với đồ ăn mềm, nhỏ, dễ nuốt có thể giúp sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh bình thường. Việc thay đổi chế độ ăn uống và các hình thức ăn uống có thể giúp giảm các triệu chứng của vòng Schatzki.

Trong một số trường hợp xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng hơn, các bác sĩ sẽ can thiệp bằng cách mở rộng đường kính của ống dẫn thức ăn, giúp cho việc nuốt thức ăn dễ dàng hơn. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm: sử dụng dụng cụ có tên là bougie để mở rộng vòng Schatzki hoặc chèn một quả bóng nhỏ vào thực quản và thổi phồng bóng để mở rộng vòng. Cách làm này thường mang lại hiệu quả ngay tức khắc.

Trường hợp người bệnh có các triệu chứng hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản - GERD, liệu pháp ức chế acid sẽ rất hữu ích bằng cách: Tránh các loại thực phẩm kích thích như caffeine, sô cô la, tránh thức ăn cay và đặc biệt thực phẩm giàu chất béo, không hút Thu*c, giảm căng thẳng, giảm cân nếu thừa cân...

Tóm lại, hội chứng vòng Schatzki là một dạng bệnh lý mới, ít được biết đến, song không nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh và mỗi người đều có thể phát hiện, phân biệt và khắc phục các triệu chứng vòng Schatzki một cách dễ dàng khi nhận biết đầy đủ thông tin về hội chứng này.

Minh Ngọc

(Theo MNT)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/hoi-chung-thu-hep-vong-thuc-quan-mot-benh-ly-moi-con-it-duoc-biet-den-n149887.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh diễn ra trong một thời gian dài làm cho niêm mạc thực quản biến đổi, dễ chuyển thành ung thư thực quản.
  • Các nhà khoa học Anh tìm ra cách thức mới trong việc chẩn đoán ung thư thực quản bằng cách kiểm tra viên nang Cytosponge làm từ bọt biển.
  • Tôi đi nội soi dạ dày được bác sĩ phát hiện polyp. Kết luận như sau: viêm hang vị, polyp nhỏ thực quản: niêm mạc thực quản sát tâm vị có polyp nhỏ dạng dẹt D khoảng 3mm. Bác sĩ nói không phải điều trị gì. Tôi đề nghị nên có giải pháp tiếp theo đề phòng ung thư, nếu cần mổ tôi rất sẵn sàng. Nhưng bác sĩ vẫn bảo không phải điều trị, ba tháng sau nội soi lại. Kính nhờ bác sĩ tư vấn giúp. Lê Văn Hải (Hà Nội)
  • Nhiều người đau dạ dày khi thức dậy sau bữa nhậu tối hôm trước. Bệnh gõ cửa vì dạ dày không chống đỡ nổi với cáci hóa chất, độc tố... xâm nhập qua đường tiêu hóa.
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
  • Hội chứng ruột kích thích biểu hiện: đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy bụng, sôi bụng,... tái phát nhiều đợt và kéo dài
  • Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, nhiều chất béo…
  • Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị HCRKT dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY