Dưới đây là những nhóm thực phẩm ảnh hưởng tốt - xấu với chỉ số huyết áp mà người bệnh có thể lưu ý trong chế độ ăn hàng ngày để cải thiện sức khỏe của mình:
1. Rau
Nên ăn:
- Rau muống: trong rau muống có hàm lượng canxi cao giúp duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và giữ cho huyết áp ở giới hạn bình thường.
- Bông cải xanh (súp lơ xanh): những ảnh hưởng sức khỏe về tim của bông cải xanh là nhờ sự cô cạn cao các chất có khả năng làm tăng lượng một loại protein có lợi cho tim có tên là thioredoxin. Ngoài ra, bông cải xanh giàu chất chống ôxy hóa, các vitamin, và chất xơ… tốt cho huyết áp
- Cần tây: vitamin P có trong cần tây có tác dụng tăng cường hiệu lực của vitamin C trong việc việc giảm huyết áp và giảm mỡ máu.
Ngoài ra, phần lớn các loại rau đều tốt cho người bệnh cao huyết áp, bên cạnh những loại kể trên còn có nấm rơm, rau diếp, rau cải cúc…
Không nên ăn
Dưa chua: Dưa chua có hàm lượng natri cao, mà natri lại làm co mạch máu, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu đến tim và gây nên chứng cao huyết áp.
2. Hoa quả
Nên ăn:
- Chuối: Chuối chứa nhiều kali có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu.
- Dưa hấu: chất citrulline, một hợp chất được tìm thấy trong dưa hấu, có tác dụng giảm cholesterol, và mảng bám động mạch. Ngoài ra, dưa hấu còn có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tốt cho người bệnh cao huyết áp.
- Táo: chứa nhiều kali, chất này kết hợp với natri dư thừa trong cơ thể bài tiết ra ngoài nên có tác dụng duy trì huyết áp.
- Cam: chứa nhiều chất xơ, chất pectin trong cam cũng có tác dụng làm giảm cơn đói và kiểm soát tỷ lệ cholesterol trong máu.
- Quả anh đào: giàu chất antoxian, chất chống ôxy hóa cho phép trung hòa các enzyme được tạo nên bởi những mảng bám gây nên bệnh xơ vữa động mạch.
Không nên ăn
Dứa: Trong dứa có chất serotonin là một dược chất có tác dụng làm co thắt huyết quản rất mạnh, có khả năng gây hưng phấn thần kinh cao và có thể làm tăng huyết áp ở người bình thường. Vậy nên, những người bị bệnh cao huyết áp khi ăn nhiều dứa sẽ xuất hiện hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ tăng huyết áp kịch phát.
3. Nước uống
Nên uống
- Sinh tố cà rốt: Cà rốt có chứa lucopen, một dạng caroten có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, hạ huyết áp, giảm đau đầu, chóng mặt.
- Sữa đậu nành: có công dụng phòng chống vữa xơ động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu.
- Rượu nho: uống một lượng vừa phải sẽ tốt cho người cao huyết áp vì trong nho có nhiều chất chống ôxy hóa giúp làm tăng độ cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu, bảo vệ thành mạch máu.
Ngoài ta, nước râu ngô, nước rau luộc… có rất nhiều dưỡng chất có tác dụng hạ huyết áp, giảm đau và an thần, lợi tiểu…
Không nên uống
- Rượu mạnh: Rượu làm tim đập nhanh, mạch máu co lại, huyết áp tăng, làm cho muối đọng lại ở thành mạch gây xơ cứng động mạch.
- Hồng trà đặc: trong hồng trà đặc có nhiều chất kiềm làm cho đại não hưng phấn, gây bất an, mất ngủ, tim đập loạn nhịp, huyết áp tăng cao.
- Cà phê: trong cà phê có chứa caffein, uống nhiều sẽ kích thích tim đập nhanh và làm tăng huyết áp.
4. Thực phẩm khác
Nên ăn
- Cá hồi: chứa nhiều omega-3 có tác dụng chống viêm, làm giảm cholesterol xấu trong máu và phòng chống bệnh tim mạch.
- Thịt thăn lợn: giàu protein không béo giúp đốt cháy được gấp hai lần năng lượng dự trữ trong cơ thể, do đó loại thịt này giúp chúng ta giảm cân và đặc biệt tốt cho tìm.
- Tỏi: giúp kiện tì, giải độc, tăng cường lưu thông khí huyết, hỗ trợ hạ huyết áp và cải thiện mỡ trong máu.
Ngoài ra, các loại gia vị như thì là, hạt thì là, húng quế, rau kinh giới, gừng… chứa các hoạt chất có lợi cho huyết áp. Thịt chó, thịt gà: chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, ăn vào làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể dẫn đến tăng huyết áp.
Không nên ăn
- Nội tạng động vật: chứa nhiều protein động vật, ăn nhiều sẽ bị rối loạn lipid máu- một trong những nguy cơ của bệnh tim mạch. Tăng huyết áp kết hợp với rối loạn lipid máu sẽ làm gia tăng các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch…
- Gia vị cay và thức ăn tinh (ớt, bột mỳ, các loại bánh ngọt): những loại thực phẩm này làm cho việc đại tiện khó khăn dẫn đến táo bón, việc đại tiện khó khăn cũng làm cho huyết áp tăng.
- Các loại thịt, hải sản đóng hộp… cũng không nên ăn vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng và natri.
Lưu ý cho người cao huyết áp: - Cần ăn nhạt, hạn chế ăn mặn, thức ăn nhiều muối, các loại nước chấm. - Hạn chế ăn thức ăn nhiều muối natri, bữa ăn cần đầy đủ canxi, magie. - Nên uống những nhóm nước uống dân tộc như trà xanh, nước vối. - Cần bỏ rượu bia và đồ uống có cồn. - Người bị bệnh béo phì nên tiến hành giảm cân. |
(Bài viết có sự tư vấn của PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia)
Theo chuyên đề
Sức khỏe gia đình (NXB Y học)
Chủ đề liên quan: