Tại sao đường được khuyến cáo phải cắt giảm?
Bên cạnh Bộ Y tế Mỹ khuyến cáo người dân cắt giảm đường vì những tác hại của nó đối với sức khỏe, một số chuyên gia khác cũng lên tiến về vụ việc này. Điển hình là bác sĩ phẫu thuật ngoại thần kinh Richard Jacoby ở Scottsdale, Arizona, Mỹ cũng lên tiếng về việc đường gây ra rất nhiều các loại bệnh, từ xơ cứng teo cơ một bên tới bệnh Alzheimer, bệnh tự kỷ, bại liệt Bell, ung thư, hội cứng đường hầm cổ tay, tiểu đường, bệnh túi mật, bệnh tim, đau nửa đầu và bệnh đa xơ cứng…
Giải pháp cho những vấn đề này là cần cắt giảm lượng tiêu thụ đường, lúa mì và carbohydrate chế biến, ăn nhiều hơn các chất béo lành mạnh như axit béo omega-3.
Sau khi chữa trị cho hàng ngàn bệnh nhân bị bệnh lý thần kinh ngoại biên, bác sĩ Jacoby phát hiện ra rằng, đường là mẫu số chung trong các căn bệnh thoái hóa thần kinh. Bởi vì, đường chèn nén và gây tổn hại dây thần kinh đưa điện xung từ não đến cơ bắp và các cơ quan nội tạng. Ví dụ như triệu chứng đầu tiên của bệnh Alzheimer là mất khứu giác, gây ra bởi tổn thương thần kinh khứu giác.
Ngoài ra, đường còn góp phần chủ yếu vào hai căn bệnh chết người khác là ung thư - vì đường cần thiết cho sự lây lan, hình thành các khối u. Tiếp đó là bệnh tim - vì đường làm sưng niêm mạc của động mạch vành.
Đường gây ra bệnh tim vì nó kích ứng niêm mạc khiến cholesterol dính cứng vào. Trong khi đó, axit béo omega-3 giúp niêm mạc mềm mại, không có gì dính vào.
Dù đường đã có nhiều tác hại, chất làm ngọt xấu nhất là sirô đường ngô. 80% thực phẩm chúng ta ăn có chứa sirô ngô, nó rất ngọt và dễ gây nghiện. Nhưng sirô ngô gây tổn hại đến chức năng gan, nó cũng gây ức chế leptin, một loại hormone điều hòa cơn đói. Vì vậy, người dùng nhiều sirô ngô trong nước ngọt và các sản phẩm chế biến khác cũng thường xuyên bị đói, không thể ngừng ăn, trở nên béo phì và bị tiểu đường.
Ngay cả các loại trái cây chúng ta ăn hằng ngày như cam, chuối, nho, bưởi cũng bị lai tạo nhân giống nên chứa rất nhiều chất tạo ngọt. Ví dụ như bưởi đã ngọt hơn 10 lần so với 40 năm trước.
Để giảm thiểu dùng đường, bạn nên chú ý chế độ ăn nhiều chất béo lành mạnh có lợi cho sức khỏe, bao gồm cá, thịt và bơ từ động vật ăn cỏ. Bạn cũng nên đọc kỹ nhãn thành phần thực phẩm để biết được lượng đường mình sử dụng mỗi ngày.
Vậy sử dụng bao nhiêu đường để không ảnh hưởng đến sức khỏe?
Cụ thể, trong tài liệu Kim chỉ nam "Hướng dẫn chế độ ăn uống của người Mỹ giai đoạn 2015-2020" kiến nghị, mỗi người cần tính toán việc ăn các loại đường bổ sung mỗi ngày làm sao để không vượt quá 10% lượng calo/ngày.
Nếu mỗi người cần 2.000 đơn vị calo/ngày, xấp xỉ 10% nhiệt lượng thì không nên ăn vượt quá 12 thìa cà phê đường/ngày. Cụ thể hơn, trong mỗi lon nước ngọt chứa khoảng 10 thìa cà phê đường, nếu bạn uống 1 lon như vậy là tương đương với lượng đường tối đa có thể tiêu thụ trong ngày.
Để phòng ngừa những bệnh xuất phát từ “kẻ thù đứng đầu hiện nay” - đường, bạn cần có chế độ ăn cắt giảm đường đến mức tối đa, hạn chế những loại thực phẩm có chứa quá nhiều đường. Đừng chăm chăm vào việc kiêng dầu mỡ mà quên mất đường cũng là kẻ thù với sức khỏe.
Thanh Quế
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: