Chuyên đề hôm nay

Khi nào cần thử máu tìm ký sinh trùng?

Nhiều bệnh nhân đổ xô đi xét nghiệm máu cho cả gia đình để xổ giun sán cho yên tâm. Thử máu tìm ký sinh trùng có vai trò thế nào trong chẩn đoán, điều trị bệnh ký sinh trùng?

Thử máu phát hiện ký sinh trùng sốt rét

Hiện nay, có vài cơ sở ở TP.HCM có thể thử máu để phát hiện bệnh nhiễm ký sinh trùng.

Bệnh trùng là nhóm bệnh lý khá đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp, dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh lý nội ngoại khoa khác. Để chẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh thường phải phối hợp nhiều yếu tố từ lâm sàng, dịch tễ cho đến xét nghiệm cận lâm sàng.

Vài nét về lịch sử

Từ thế kỷ 17, khi kính hiển vi vừa được ứng dụng vào y học, các thấy Thu*c đã sử dụng nó để quan sát trực tiếp các tiêu bản và tìm ra bệnh cái ghẻ, rận, trứng của các loài giun sán như giun đũa, móc, giun kim, sán dải heo, sán đầu cát trên các bệnh nhân ở các nước châu Âu hoặc các nước thuộc địa của châu Âu.

Như vậy khởi đầu, bệnh ký sinh trùng được chẩn đoán nhờ vào soi trực tiếp bệnh phẩm dưới kính hiển vi để ở đường ruột và ngoài da. Bệnh phẩm để thường là phân, vảy da, máu.

Đến thế kỷ 20, việc chẩn đoán trực tiếp bệnh có những bước tiến nhảy vọt nhờ vào sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, các phương tiện hiện đại như máy X-quang, máy siêu âm, máy chụp cắt lớp CT-Scan, MRI, đã góp phần đáng kể trong việc phát hiện ra những nang kén lạc chỗ trong cơ thể như ở gan, cơ, mắt, não, tủy sống…

Ngoài phương pháp chẩn đoán bệnh trực tiếp như soi phân, chẩn đoán hình ảnh, người ta còn dùng phương pháp gián tiếp để phát hiện kháng thể kháng trong máu.

Đây là phương pháp giúp tìm ra các bệnh lạc chỗ, lạc chủ khi mà các phương pháp trực tiếp không thể phát hiện được hoặc phát hiện được mà không xác định được loại gì.

Phương pháp gián tiếp để phát hiện kháng thể kháng đặc hiệu trong máu bệnh nhân là phương pháp huyết thanh miễn dịch men (ELISA: enzyme linked immunosorbent assay), nó còn được dùng để phát hiện kháng nguyên của ký sinh trùng. Phương pháp này ra đời từ thập niên 60 của thế kỷ 20, được nhiều nhà nghiên cứu Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản liên tục phát triển và điều chỉnh phản ứng để chẩn đoán cho từng loại ký sinh trùng.

Đến nay, hầu hết các bệnh viện trên thế giới đều sử dụng phương pháp này để tầm soát bệnh trong cộng đồng, để chẩn đoán bệnh và có cơ sở điều trị đặc hiệu.

Tuy nhiên không phải bất kỳ loại nào cũng được chẩn đoán bằng phương pháp gián tiếp. Đối với các loại đường ruột như amip, giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, sán lá ruột, sán lá phổi, sán dải cá, sán dải heo, sán dải bò… thì phải tìm trứng của giun sán hoặc đốt sán trong phân bằng cách soi phân trực tiếp.

Những này thường không xâm nhập vào mô ký chủ mà nằm trong ống tiêu hóa nên không tạo ra kháng thể đặc hiệu, do đó không thể

Đối với các lạc chỗ, lạc chủ như bệnh gạo heo ở não, mắt, ở dưới da (cysticercosis), bệnh áp xe ngoài da do giun Gnathostoma spinigerum, bệnh Toxocara canis ở mắt, não, bệnh nhiễm giun lươn, bệnh áp xe gan do amip (Entamoeba histolytica) hoặc do sán lá lớn ở gan (Fasciola hepatica), tất cả chúng đều đi xuyên qua mô cơ thể, theo máu đến các cơ quan nên tạo ra kháng thể IgM và IgG đặc hiệu.

Do đó người ta thường dùng phương pháp ELISA để xác định bệnh nhân có tiếp xúc với các loại này hay không?

Bên cạnh đó, còn phải theo dõi công thức máu để xem bạch cầu toán tính có gia tăng hay không (> 5% hoặc trị số tuyệt đối trên 300/mm3) cũng là yếu tố để phối hợp chẩn đoán.

Để có chẩn đoán xác định, thầy Thu*c phải biết phối hợp nhiều phương pháp chẩn đoán như: dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, kỹ thuật ELISA, sinh thiết mô bị xâm nhập để làm giải phẫu bệnh lý,

Khi nào cần thử máu?

Như vậy, vấn đề thử máu là phương pháp nhanh, ít xâm lấn và có thể tầm soát nhiều loại ký sinh trùng lạc chỗ, lạc chủ, tuy nhiên nó chỉ cần thiết khi các thầy Thu*c nghi ngờ bệnh nhân có ký sinh trùng lạc chỗ trong cơ thể.

Thử máu (ELISA) không có ý nghĩa để tìm các đặc hiệu của người tại đường ruột như: amip, trùng bào tử, giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, sán lá ruột, sán lá phổi, sán dải cá, sán dải heo, sán dải bò… Muốn tìm các này phải dùng phương pháp soi phân trực tiếp.

Mặt khác, vì là tìm kháng thể kháng nên kết quả ELISA chỉ phản ánh bệnh nhân đã từng tiếp xúc với ký sinh trùng, không xác định được bệnh đã nhiễm lâu hay mới nhiễm, bệnh đang hoạt động hay chỉ là người mang kháng thể…

Do đó để có thể chỉ định và lý giải được kết quả huyết thanh chẩn đoán bệnh trùng, cần phải gặp thầy Thu*c chuyên khoa.

AloBacsi.vn, Theo TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu - Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/khi-nao-can-thu-mau-tim-ky-sinh-trung-n134190.html)

Tin cùng nội dung

  • Thịt gà ngon và có nhiều chất dinh dưỡng, nhưng một số bộ phận của loại gia cầm này được khuyến cáo không nên ăn vì tiềm ẩn nhiều nguy hại đến sức khỏe.
  • Rau muống là loại rau vô cùng quen thuộc với mỗi chúng ta. Đặc biệt vào mùa hè, rau muống rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn trọng với món ăn đa tác dụng này.
  • Tại hội thảo khoa học với chủ đề “Giúp trẻ thoát nhanh tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi” do Hội Nhi Khoa Việt Nam phối hợp với Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa mới tổ chức ở TP.HCM,
  • Đây là cách ăn mà người ăn được người khác nhai mớm cho trẻ. Cách ăn này không phổ biến nhưng vẫn xảy ra ở nhiều nơi...
  • Có một thực tế ai cũng muốn con mình sinh ra được khỏe mạnh và thông minh, vì thế đã tạo ra một sức ép nhất định cho phụ nữ có thai khi lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là trứng ngỗng.
  • Ký sinh trùng sốt rét nội địa chiếm 10%, ký sinh trùng sốt rét ngoại lai là 90%, phân bổ ở khắp hầu hết các huyện trong toàn tỉnh.
  • Rau quả tươi là thực phẩm rất dễ bị hư hỏng do có chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhiều nước, dễ bị lên men và là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát sinh, phát triển.
  • Mới đây, bố tôi đi khám bệnh định kỳ và phát hiện bị nang gan. Tôi nghe nói nang gan có thể do ký sinh trùng gây ra.
  • Toxoplasmosis là một thuật ngữ được sử dụng cho bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma. Ký sinh trùng là một thuật ngữ chung cho bất kỳ sinh vật sống nào sinh sống bên trong hoặc trên bề mặt một sinh vật sống khác. Mèo là nguồn chính của nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma.
  • Các loại thú nuôi trong nhà như chó, mèo, chim và các loại bò sát đều có thể gây bệnh hoặc truyền các loại ký sinh qua người. Điều này ít xảy ra và hoàn toàn có thể tránh được nếu chúng ta chăm sóc chúng cẩn thận và đúng cách.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY