Khí phế thũng là một trong những dạng phổ biến nhất của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. |
Khí phế thũng (tên tiếng Anh là Emphysema) là một bệnh của phổi thường phát triển sau nhiều năm hút thuốc. Đây là một trong những dạng phổ biến nhất của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Một khi nó phát triển, bệnh khí thũng không thể đảo ngược hay điều trị dứt điểm. Đây là lý do tại sao không hút thuốc hoặc ngừng hút thuốc là rất quan trọng.
Khí phế thũng là một tình trạng liên quan đến tổn thương các thành của túi khí (phế nang) của phổi. Các phế nang là những túi khí nhỏ, thành mỏng, rất dễ vỡ nằm thành từng đám ở cuối ống phế quản sâu bên trong phổi. Có khoảng 300 triệu phế nang trong phổi bình thường. Khi bạn hít thở không khí, các phế nang căng ra, hút oxy vào và vận chuyển đến máu. Khi bạn thở ra, các phế nang co lại, buộc carbon dioxide ra khỏi cơ thể.
Ở bệnh nhân khí phế thũng, các phế nang và mô phổi bị phá hủy. Với tổn thương này, các phế nang không thể hỗ trợ các ống phế quản. Các ống này xẹp xuống và gây ra “tắc nghẽn”, giữ không khí bên trong phổi. Quá nhiều không khí bị mắc kẹt trong phổi có thể khiến một số bệnh nhân có cảm giác tức ngực. Ngoài ra, vì có ít phế nang hơn, nên ít oxy sẽ có thể di chuyển vào máu hơn.
Có hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng bệnh:
Khí phế thũng là một bệnh của phổi thường phát triển sau nhiều năm hút thuốc. |
Hút thuốc là yếu tố số một. Do đó, khí phế thũng là một trong những loại bệnh hô hấp dễ phòng tránh nhất. Hút thuốc lá không chỉ phá hủy mô phổi mà còn gây kích ứng đường hô hấp. Điều này gây ra tình trạng viêm và tổn thương các lông mao nằm trong ống phế quản. Điều này dẫn đến việc đường thở bị sưng, tiết dịch nhầy và khó làm sạch đường thở. Tất cả những thay đổi này có thể dẫn đến khó thở.
Các nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn khoảng 6 lần so với người không hút thuốc.
Alpha-1 antitrypsin (AAT) là một protein tự nhiên lưu thông trong máu. Chức năng chính của nó là giữ cho các tế bào bạch cầu không làm hỏng các mô bình thường. Những tế bào này sẽ giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng.
Khi cơ thể bạn không tạo đủ AAT, các tế bào bạch cầu bình thường sẽ làm hỏng phổi. Tác hại này còn tệ hơn so với hút thuốc. Theo thời gian, hầu hết những người bị thiếu AAT nghiêm trọng sẽ phát triển thành bệnh. Chưa hết, người bệnh còn có thể gặp phải các vấn đề về gan.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác góp phần gây bệnh như:
- Hút thuốc lá thụ động: Ngay cả khi bạn không hút thuốc, việc hít phải khói thuốc mỗi ngày cũng sẽ làm tổn thương phổi theo thời gian. Một số nghiên cứu cho thấy những người tiếp xúc với lượng lớn khói thuốc hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh khí phổi thũng cao hơn.
- Ô nhiễm không khí: Những người sống hoặc làm việc trong các khu vực có không khí ô nhiễm cao, khói hóa chất độc hại hoặc các chất kích thích phổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc khí phễ thũng bao gồm:
- Những người hút thuốc lá: Khí phế thũng có nhiều khả năng phát triển ở những người hút thuốc lá. Nguy cơ ở những người hút thuốc tăng lên theo số năm và số lượng thuốc lá hút.
- Người trung niên: Mặc dù tổn thương phổi xảy ra trong bệnh khí thũng phát triển dần dần, hầu hết những người bị bệnh khí thũng liên quan đến thuốc lá bắt đầu có các triệu chứng của bệnh trong độ tuổi từ 40 đến 60.
- Những người tiếp xúc với khói thuốc: Khói thuốc thụ động là khói mà bạn vô tình hít phải từ điếu thuốc lá, tẩu hoặc xì gà của người khác. Tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh khí thũng.
- Người có nghề nghiệp tiếp xúc với khói hoặc bụi: Nếu bạn hít phải khói từ một số hóa chất hoặc bụi từ ngũ cốc, bông, gỗ hoặc các sản phẩm khai thác, bạn có nhiều khả năng bị khí phế thũng. Nguy cơ này thậm chí còn lớn hơn nếu bạn hút thuốc.
- Tiếp xúc với ô nhiễm trong nhà và ngoài trời: Hít thở các chất ô nhiễm trong nhà, chẳng hạn như khói từ nhiên liệu sưởi ấm, cũng như các chất ô nhiễm ngoài trời - ví dụ như khói xe - làm tăng nguy cơ mắc bệnh khí thũng.
Khó thở là triệu chứng điển hình của khí phế thũng. |
Các triệu chứng của khí phế thũng có thể bao gồm ho, thở khò khè, khó thở, tức ngực và tăng sản xuất chất nhầy. Thông thường, các triệu chứng có thể không phát triển cho đến khi 50 phần trăm hoặc nhiều hơn các mô phổi bị phá hủy. Cho đến lúc đó, các triệu chứng duy nhất xuất hiện có thể là sự phát triển dần dần của khó thở và mệt mỏi, hai dấu hiệu này có thể bị nhầm với các bệnh khác. Những người phát triển khí phế thũng có nguy cơ cao bị viêm phổi, viêm phế quản và các bệnh nhiễm trùng phổi khác. Đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Khó thở, đặc biệt khi tập thể dục nhẹ hoặc leo cầu thang
- Liên tục cảm thấy không thể nhận được đủ không khí
- Ho lâu ngày không khỏi
- Thở khò khè
- Sản xuất chất nhờn lâu dài
- Mệt mỏi liên tục
Những người bị khí phế thũng cũng có nhiều khả năng phát triển:
- Xẹp phổi (tràn khí màng phổi): Phổi xẹp có thể đe dọa tính mạng ở những người bị khí phế thũng nặng, vì chức năng của phổi đã bị tổn thương. Điều này là không phổ biến nhưng nghiêm trọng khi nó xảy ra.
- Vấn đề tim mạch: Khí phế thũng có thể làm tăng áp lực trong các động mạch kết nối tim và phổi. Điều này có thể gây ra một tình trạng gọi là rối loạn nhịp tim, có thể khiến tim giãn ra và suy yếu.
- Bullae phổi: Một số người bị khí phế thũng phát triển các khoảng trống trong phổi được gọi là bullae. Chúng có thể lớn bằng nửa lá phổi. Ngoài việc làm giảm không gian phổi có thể mở rộng, bullae khổng lồ có thể làm tăng nguy cơ tràn khí màng phổi.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng đường thở bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân, dẫn đến suy giảm hô hấp, khó thở. Thực tế, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được chia thành 2 loại, trong đó có khí phế thũng, cụ thể gồm:
Khi lớp niêm mạc của ống phế quản bị viêm, khiến lớp lót tế bào bị sưng tấy, tiết và chứa nhiều chất nhầy. Đây chính là nguyên nhân khiến đường thở bị thu hẹp.
Khí phế thũng do tổn thương các túi khí trong khí khiến hoạt động trao đổi khí suy giảm, quá trình thải bỏ CO2 và hấp thu O2 trở nên khó khăn hơn. Vì thế mà người bệnh cũng cảm thấy khó thở, song dạng khó thở này khác với viêm phế quản mạn tính.
Hai dạng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có mối liên hệ mật thiết với nhau, đa phần người bị khí phế thũng cũng bị viêm phế quản mạn tính. Hai tình trạng này cùng xảy ra gây khó thở nghiêm trọng. Ngoài ra, nguyên nhân gây ra khí phế thũng nói riêng và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chủ yếu do thuốc lá, ngoài ra cũng do môi trường không khí ô nhiễm, nhiều khí độc.
Triệu chứng của khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính khá giống nhau, tuy nhiên khi chẩn đoán hình ảnh sẽ thấy vị trí tổn thương là khác nhau. Vì thế kết quả chẩn đoán có giá trị rất cao để điều trị đúng bệnh và hiệu quả.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa hoặc giảm bớt các vấn đề khác là ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp bằng cách:
- Thực hành rửa tay đầy đủ, đúng cách
- Đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày, và sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn sau bữa ăn
- Giữ thiết bị thở sạch sẽ
- Giữ cho ngôi nhà của bạn sạch sẽ và không có bụi
- Tiêm phòng cúm hàng năm
- Tuân theo chương trình tập thể dục do bác sĩ chỉ định
- Tránh các chất gây kích ứng như: Khói thuốc lá, khí thải, nước hoa mạnh, sản phẩm tẩy rửa, nụi bặm, phấn hoa, lông thú cưng, môi trường ô nhiễm
Ngoài chế độ sinh hoạt, luyện tập điều độ và khoa học, ăn uống hợp lý cũng sẽ giúp lá phổi của bạn hoạt động tích cực hơn. Đây là những loại nước detox có khả năng giúp bạn thanh lọc và giải độc phổi cực tốt mà bạn nên sử dụng hàng ngày.
Nguoi hut thuoc la lau nam nen uong nhung loai nuoc nay de hanh loc phoi
Tỏi, gừng và nghệ đều là những gia vị thường có trong bếp của các gia đình Việt. Trong tỏi có chứa chất allicin – một hoạt chất chống lại nhiễm trùng và giảm nguy cơ viêm nhiễm cho phổi. Còn gừng thì chứa hoạt chất gingerol giúp bảo vệ phổi khỏi nguy cơ bị viêm phổi, hen suyễn… Trong khi đó, nghệ lại chứa hoạt chất curcumin có thể chống viêm, kháng khuẩn, phòng viêm nhiễm, bảo vệ lá phổi cực tốt.
Kết hợp tỏi, gừng với bột nghệ sẽ tạo thành tổ hợp có thể ‘quét sạch’ hết những chất độc tích tụ trong phổi. Hơn nữa, nhóm thực phẩm này còn có thể hòa tan các chất độc tích tụ trong phổi theo thời gian nên rất có lợi cho phổi. Ngoài ra, trong loại nước thải độc phổi người hút thuốc lá nên uống này còn có thể chống lại các nhiễm trùng phổi gây ra ho và rối loạn hô hấp. Nhờ đó, lá phổi của chúng ta khỏe mạnh hơn.
Với loại nước này, bạn nên uống vào sáng sớm khi mới ngủ dậy, dạ dày còn rỗng hoặc buổi tối sau bữa ăn, mỗi lần uống 2 thìa và liên tục trong 2 tháng.
Mật ong là thực phẩm hàng đầu cực tốt cho sức khỏe, detox mật ong kết hợp cùng chanh có thể giúp bạn thanh lọc cơ thể, chống lại các ảnh hưởng nguy hại từ ô nhiễm môi trường. Trong mật ong còn có đặc tính chống viêm giúp làm sạch những nhiễm trùng gây ra các bệnh về đường hô hấp.
Hành tây có khả năng làm sạch phổi – đây là điều đã được khoa học công nhận. Nó có thể phòng ngừa chứng nhiễm trùng phổi và phá hủy chất độc trong thuốc lá. Từ đó có thể ngăn chặn sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư phổi.
Với nước ép hành tây, mọi người nên uống 2 – 3 ly/tuần, và dùng trong tầm 2 tháng để mang tới hiệu quả tốt nhất.
Nước ép bưởi và cà rốt rất tốt với những người có thói quen hút thuốc lá lâu năm. Nguyên nhân là do nước ép bưởi và cà rốt có thể ‘quét sạch’ hết những chất độc có trong thuốc lá đi vào phổi. Do đó, nếu uống thường xuyên chúng sẽ giúp thanh lọc phổi và bảo vệ lá phổi khỏi sự tấn công của khói thuốc lá.
Nước chanh, nước cam đều là loại nước có tác dụng thanh lọc phổi mà những người hút thuốc lâu năm nên sử dụng. Bởi, chúng có thể làm giảm triệu chứng đau, khó chịu và ngăn chặn sự hình thành và phát triển của bệnh.
Hơn nữa, hàm lượng vitamin C cùng các chất chống oxy hóa trong nước chanh, nước cam còn có thể cải thiện hệ miễn dịch, giúp tăng cường khả năng phòng bệnh của lá phổi. Đây là điều đặc biệt cần thiết vào thời điểm dịch bệnh đang hoành hành như hiện nay.
Trà xanh là một thức uống được sử dụng hết sức rộng rãi và phổ biến hiện nay, nó mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe và sắc đẹp cho người dùng. Trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa, có thể ngăn ngừa và làm giảm tình trạng viêm phổi. Uống 2-3 chén trà xanh mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi sáng và sau bữa ăn tối, là biện pháp hữu hiệu để làm sạch phổi.
Ngoài các phương pháp cải thiện trên, bệnh nhân khí phế thũng nên tập thể dục hàng ngày, thực hiện chế độ ăn uống cân bằng để cải thiện chức năng phổi cũng như sức khỏe chung. Ngoài ra, người bệnh nên cải thiện môi trường sống, tránh xa các chất gây ô nhiễm môi trường và khí độc hại. Hiểu được bệnh khí phế thũng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của lá phổi.
Phong Vũ
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: