Củ khoai tây cũng rất giàu vitamin C. Ngoài ra, hàm lượng vitamin B1 cũng đứng đầu trong số các loại rau phổ biến.
Củ khoai tây chứa nhiều loại khoáng chất khác nhau, mỗi 100g khoai tây chứa 8 mg canxi, 0,8 mg sắt, 40 mg phốt pho, cũng như các nguyên tố kẽm, đồng, selen, kali, magiê và các nguyên tố khác.
Theo quan điểm của y học cổ truyền, khoai tây có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, bổ khí, điều hòa dạ dày, giảm mỡ máu.
Trong đó, khoai tây có tác dụng bồi bổ tỳ vị nổi bật nhất, đối với những người thiếu khí như ăn nói uể oải, mệt mỏi, ra mồ hôi trộm, hồi hộp, chóng mặt, da xanh xao,… có tác dụng dưỡng tâm rất tốt và còn có tác dụng bồi bổ thể chất, ngăn ngừa bệnh tật.
Theo quan điểm của y học cổ truyền, khoai tây có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, bổ khí, điều hòa dạ dày, giảm mỡ máu. |
Trong số các loại protein có trong khoai tây, một phần đáng kể là mucoprotein, có tác dụng ngăn ngừa sự lắng đọng chất béo trong hệ tim mạch, duy trì tính đàn hồi của mạch máu động mạch, chống xơ vữa động mạch, giảm mỡ dưới da tránh béo phì.
Ngoài ra, khoai tây là loại thực phẩm có hàm lượng kali cao và ít natri, rất thích hợp cho bệnh nhân huyết áp cao. Nó không chỉ có tác dụng bảo vệ mạch máu não mà còn giảm nguy cơ đột quỵ.
Các chất dinh dưỡng trong khoai tây có tác dụng ngăn ngừa sự teo mô liên kết trong gan và thận, giữ cho đường hô hấp và đường tiêu hóa luôn thông suốt. Một số nhà khoa học cho rằng ăn nhiều khoai tây còn có thể ngăn ngừa ung thư.
Khoai tây chữa đau bụng: Lấy một lượng khoai tây vừa đủ, rửa sạch, thái miếng chần qua nước sôi, thêm một ít nước gừng, một lượng đường thích hợp, ăn với cháo mỗi ngày.
Khoai tây chữa buồn nôn: 100 gam khoai tây, 10 gam gừng, rửa sạch để riêng, cắt nhỏ, thêm một quả cam, gọt vỏ, bổ múi cau, sắc lấy nước cốt, uống 1 thìa canh trước bữa ăn.
Khoai tây chữa táo bón mãn tính: Khoai tây được đập dập để lấy nước cốt, uống 150 ml vào mỗi buổi sáng và trước khi ăn trưa.
Khoai tây được đập dập để lấy nước cốt, uống 150 ml vào mỗi buổi sáng và trước khi ăn trưa. |
Khoai tây chữa loét dạ dày và tá tràng: Nghiền khoai tây tươi, thêm một lượng nước lạnh thích hợp vắt lấy nước, uống 200 - 300 ml mỗi sáng và tối trong một tháng.
Khoai tây chữa bệnh chàm: Lấy một lượng vừa phải khoai tây tươi, đem rửa sạch, gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vùng bị bệnh, băng lại bằng gạc bên ngoài, cứ sau 2 giờ lại thay một lần.
Khoai tây có giá trị dinh dưỡng cao và các nhà dinh dưỡng cho rằng giá trị dinh dưỡng của khoai tây cao hơn các loại ngũ cốc và đậu. Nó có thể cung cấp dinh dưỡng cho con người một cách toàn diện hơn.
Hơn nữa, khoai tây có cảm giác no mạnh, khả năng gây béo và cung cấp calo thấp hơn gạo, đáp ứng mong muốn của người ăn kiêng là ăn đủ chất và không bị tăng cân. Nếu bạn ăn các món làm từ khoai tây, hãy giảm lượng cơm cho phù hợp.
Xem thêm: 4 tư thế yoga chữa chứng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ
Phong Vũ
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: