Dinh dưỡng hôm nay

Khỏe hơn nếu ăn đường hợp lý

Với quan niệm ăn đường có thể gây béo và gây bệnh, nên nhiều người rất hạn chế ăn đường. Nhưng sự thật là cung cấp đủ lượng đường sức khỏe được cải thiện lên rất nhiều.

Đường hoàn toàn vô can trong việc bạn béo lên, nguyên nhân trực tiếp khiến bạn béo lên là mỡ có trong món ăn hàng ngày và việc lười vận động của bạn.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, đường cung cấp năng lượng cho cơ thể một cách an toàn nhất, điều đó giải thích vì sao mỗi khi bạn đói uống 1 cốc nước đường lại có thể giúp bạn cảm thấy sảng khoái và khá hơn rất nhiều.

Đồng thời các chuyên gia cũng khuyến cáo những người ăn quá ít đường cũng có nguy cơ mắc bệnh vì đó là chất mà cơ thể không thể thiếu được, cùng với các chất khác nó hình thành nên kháng thể, hoóc môn… cho cơ thể, các hoạt động sống của cơ thể đều có sự tham gia của đường.

Đường có nhiều công dụng

Đường có nhiều trong ngũ cốc, hoa quả, nó là một trong những là bộ phận chính của thực phẩm thực vật.

Đường là một hợp chất hóa hóa gồm carbon, hydro và ôxy, nó có nhiều loại khác nhau như đường đơn, đường đơn và đường hỗn hợp.

Sau khi được tiêu hóa và hấp thụ, đường sẽ trở thành nguồn cung cấp nhiệt lượng cho cơ thể, số đường còn lại có thể chuyển hóa thành chất béo hoặc protein làm nguồn dự trữ cho cơ thể.

Đường nguyên là bộ phận chủ yếu trong cơ thể, các chất đường chứa trong gan và tổ chức cơ bắp chính là nguồn dự trữ của cơ thể.

Đường là thành phần chủ yếu trong các nhóm thực phẩm:

 - Các loại ngũ cốc: các loại gạo, ngô, cao lương, gạo nếp, yến mạch, kiều mạch.

- Các loại chất bột gồm có: khoai tây, sắn, khoai sọ.

- Các loại hoa quả gồm có: táo, cam, quýt, chuối tiêu, táo đỏ, hồng, hạt dẻ, lê, đào, hạnh nhân ... Ngoài ra còn có dưa hấu, và các loại dưa khác.

- Các loại rau gồm có: rau cải, rau muống, cà chua, ớt, cà rốt, rau hẹ, rau cần, và các loại bí.

- Các loại đậu và các chế phẩm từ đậu gồm có: đậu phụ, đậu tương, chao đậu, óc đậu phụ…

Các loại đường gồm có: đường đỏ, đường cát, đường trắng, đường miếng .

Đường là nguồn năng lượng của cơ thể, là bộ phận quan trọng trong cấu tạo thần kinh, gân cốt, giác mạc mắt, là nguyên liệu không thể thiếu của các tổ chức tế bào, là nguồn cung cấp nhiệt năng duy nhất cho hệ thần kinh. Khi thở, tuần hoàn máu, vận động tứ chi và duy trì nhiệt độ, cơ thể không thể thiếu chất đường, đặc biệt trẻ em trong thời kỳ phát triển càng không thể thiếu đường được.

Đường cũng có nhiều tác hại

Đường cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều đường bạn dễ mắc một số chứng bệnh sau

Đái tháo đường: Đường tạo ra glucose, buộc tuyến tuỵ sản xuất insulin thường xuyên hơn và đòi hỏi tuyến tuỵ làm việc quá sức. Do đó, cơ thể dần mệt mỏi và dễ mắc bệnh đái tháo đường.

Bệnh béo phì, tim mạch: Nghiên cứu chỉ ra rằng, càng ăn nhiều các loại thức ăn có hàm lượng đường cao thì càng tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường, bệnh tim và huyết áp sẽ càng cao và có thể liên quan đến nhiều loại ung thư.

Sâu răng: Với tất cả những tác động nguy hiểm trên của đường, đôi khi chúng ta quên mất tác hại chủ yếu nhất mà nó gây ra. Khi đường bám vào răng, khả năng gây sâu răng của nó cao hơn tất cả các loại thức ăn khác.

Lão hóa sớm: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ăn quá nhiều đường khiến cho cơ thể nhanh bị lão hóa. Do vậy, để duy trì sự trẻ trung, bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại đường. Tuy nhiên, bạn không cần phải kiêng cữ hoàn toàn mà chỉ nên tiêu thụ đường ở mức độ vừa phải.

Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch: Đường ảnh hưởng không tốt đến sức đề kháng của cơ thể. Ăn nhiều đường sẽ làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng không tốt đến chức năng miễn dịch của cơ thể.

Tích tụ chất độc: Sau khi đường được hấp thụ bởi cơ thể con người, nó sẽ bị phân hủy và sản xuất năng lượng trong cơ thể. Để chuyển hóa hết lượng đường đưa vào cơ thể cần tiêu hao một lượng vitamin B rất lớn. Ăn quá nhiều đường trong thời gian dài sẽ làm cho cơ thể thiếu vitamin B vì tiêu thụ quá mức, dẫn đến độc tố tích lũy trong cơ thể con người.

Stress: Lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến việc kích thích các hoócmôn gây ra tình trạng cáu kỉnh, bực bội. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên học cách kiềm chế trước các món ăn ngọt ngào đó.

Cận thị: Theo VnMedia, nghiên cứu còn cho thấy, lượng đường nhiều còn ảnh hưởng tới lượng canxi trong cơ thể, làm tăng khả năng đàn hồi của nhãn cầu, đường kính nhãn cầu dễ tăng, mức độ cận thị vì vậy cũng tăng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/khoe-hon-neu-an-duong-hop-ly-6336/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY