Dinh dưỡng hôm nay

Không chỉ điều trị viêm loét, chống ung thư... CÀ TÍM còn có nhiều lợi ích sức khỏe khác

Cà tím là một loại quả được dùng phổ biến như rau và được sử dụng trong rất nhiều món ăn vì những lợi ích sức khỏe của nó.

Một số thông tin thú vị về cà tímxml:namespace prefix="o" />

- Cà tím có nhiều hình dạng, kích thước và màu sắc, không chỉ màu tím.

- Có thể được dùng để hấp, rang, nướng, chiên và luộc. Nhưng hấp cà tím sẽ duy trì mức độ chống ôxy hóa hiệu quả nhất.

- Sự hiện diện của anthocyanin trong cà tím có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch.

- Nasunin, một hợp chất khác được tìm thấy trong cà tím giúp cải thiện lưu lượng máu đến não.

Thành phần dinh dưỡng của cà tím

- Cà tím có nhiều hạt nhỏ bên trong và những hạt này có thể ăn được và rất tốt. Có hàm lượng nước cao, cà tím được coi là thuốc lợi tiểu và thuốc nhuận tràng tự nhiên.

- Cà tím chứa một số chất dinh dưỡng như kẽm, phốt pho, sắt, canxi, và vitamin B phức tạp như vitamin B1, B2, B3 và B6.

- Theo Medical News Today, một bát cà tím nấu chín có trọng lượng khoảng 99g chứa 35 calo, 0,82g protein, 8,64g carbohydrate, 0,23g chất béo, 2,5g chất xơ, 6mg canxi, 1mg natri, 188mg kali, 0,12mg kẽm, 1,3mg vitamin C, 0,25mg sắt, 11mg magie, 14mcg folate, 15mg phốt pho, 85mcg vitamin B6 và 2,9mcg vitamin K.

- Vỏ cà tím giàu chất xơ, kali, magiê và chất chống ôxy hóa.

Lợi ích sức khỏe của cà tím

1. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Theo một số nghiên cứu, các chất chống ôxy hóa trong cà tím có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tiêu thụ cà tím sẽ làm giảm mức độ cholesterol xấu (LDL) và chất béo trung tính, đây là những nguyên nhân chính gây bệnh tim. Vì vậy, tiêu thụ cà tím thường xuyên giúp sức khỏe tim mạch tốt hơn.

2. Kiểm soát lượng đường trong máu

Cà tím có nhiều chất xơ có thể làm giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm tốc độ tiêu hóa và hấp thu đường trong cơ thể. Sự hấp thu chậm này giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định và ngăn chặn sự tăng đột biến lượng đường trong máu.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu nói rằng sự hiện diện của polyphenol trong cà tím có thể làm giảm sự hấp thu đường và tăng tiết insulin.

3. Giúp quản lý cân nặng

Cà tím giàu chất xơ và ít calo khiến chúng trở thành một thực phẩm hoàn hảo để giảm cân. Sự hiện diện của chất xơ trong cà tím thúc đẩy cảm giác no, do đó làm giảm lượng calo.

4. Hỗ trợ chống ung thư

Cà tím có 13 loại hợp chất phenolic có khả năng chống ung thư. Theo các nghiên cứu trên ống nghiệm, chúng cũng chứa solasodine rhamnosyl glycosides có thể hỗ trợ điều trị ung thư. Ngoài ra, nasunin, một chất chống ôxy hóa thực vật và chất chống oxy hóa có trong cà tím, có thể giúp chống ung thư.

Một số cách chế biến cà tím

1. Cà tím, dứa & củ cải để giảm cân

- Thêm 1 củ cà tím cắt nhỏ, 3 củ cải cắt nhỏ và 1 lát dứa vào máy xay với một ít nước.

- Uống mỗi sáng sau khi thức dậy.

2. Cà tím và dưa chuột để hạ thấp chất béo trung tính

- Cắt nhỏ một nửa củ cà tím và 1 quả dưa chuột và thêm nó vào một máy xay sinh tố với một chút nước.

- Lọc lấy nước và uống mỗi sáng trước bữa sáng trong 15 ngày.

3. Dùng cà tím cho bệnh nhân tăng huyết áp

- Cắt nhỏ 1 quả cà tím và thêm nó vào máy xay sinh tố.

- Trộn đều cho đến khi sánh mịn và uống vào buổi sáng trong 10 ngày.

4. Cà tím và rong biển cho viếm loét

- Lấy 1 muỗng canh rong biển, một chút muối và 2 thìa bột cà tím.

- Cho vào bình thủy tinh và khuấy đều.

- Pha loãng hỗn hợp bằng nửa cốc nước.

- Uống một lần một ngày khi đói.

Hoài Nguyễn

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/khong-chi-dieu-tri-viem-loet-chong-ung-thu-ca-tim-con-co-nhieu-loi-ich-suc-khoe-khac-26273/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY