TS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc BV Chợ Rẫy kiêm Giám đốc BV Hồi sức Covid-19 cho biết, có thời điểm BV đã tiếp nhận điều trị cho trên 800 bệnh nhân nặng và nguy kịch. Nhiều ngày qua lượng bệnh nhân F0 của thành phố vẫn gia tăng, dự báo khoảng 5-7% trong số này chuyển nặng và nguy kịch.
Còn theo Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Hoài Nam, ở mỗi giai đoạn thành phố có chiến lược khác nhau để phù hợp tình hình. Thành phố đảm bảo tiếp cận nhanh nhất thông tin cấp cứu từ người dân để giải quyết kịp thời việc đưa người F0 chuyển nặng hoặc sức khỏe không đảm bảo phải chuyển sang khu điều trị phù hợp.
Ông Nam cho biết, thành phố đã tiếp nhận thêm 40 xe cấp cứu từ nguồn tài trợ, sau đó phân bổ cho 4 khu vực gồm Thủ Đức, quận Bình Tân, quận 12 và huyện Hóc Môn. Bên cạnh đó, thành phố bổ sung thêm lượng xe cấp cứu bằng taxi từ sự hỗ trợ của các tập đoàn taxi. Các xe taxi này được trang bị đầy đủ thiết bị cấp cứu cần thiết như máy thở, bình oxy, test nhanh…Khi tổng đài tiếp nhận cuộc gọi cấp cứu từ người dân sẽ kịp thời chuyển tới khu điều trị phù hợp, đi cùng có nhân viên y tế để hỗ trợ.
Không để người bệnh gặp khó khăn, TP HCM cũng đã tổ chức tiếp nhận phản ánh của người dân qua Tổng đài 1022 và 115. Theo Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông Lâm Đình Thắng, vận hành Tổng đài 1022, Sở bố trí thường xuyên mỗi ngày 3 ca 4 kíp, mỗi ca trực có khoảng 20 - 30 tổng đài viên. Trung bình mỗi ngày có 120 tổng đài viên trực 24/7. Chỉ sau một tuần lễ thực hiện chủ trương trên, đã có gần 220.000 cuộc gọi của người dân đến đầu mối nên trên, trong đó các tổng đài viên đã tiếp nhận và xử lý hơn 12.100 cuộc. Sau đó, các sở ngành, quận huyện và cơ quan chức năng ở cơ sở đã xử lý hơn 70% nội dung các cuộc gọi.
Theo đánh giá chung, vào từng thời điểm số lượng cuộc gọi quá lớn dẫn đến tình trạng nghẽn mạng, người dân không kết nối được với tổng đài viên. tuy nhiên, cho đến nay việc thiết lập các đường dây nóng của thành phố vừa giúp người dân có thể phản ánh kịp thời các vấn đề liên quan đến dịch bệnh; vừa hướng dẫn cho bệnh nhân f0 cách ly an toàn, hiệu quả tại nhà, giảm quá tải cho hạ tầng y tế cơ sở.
Ngày 11/8, ban thường vụ thành ủy tp hcm đánh giá tình hình phòng, chống dịch covid-19 trên địa bàn thành phố từ ngày 2/8 đến nay có chiều hướng chuyển biến tích cực hơn. trong đó, việc cách ly y tế tại nhà cho các f1, f0 và cách ly tập trung f0 tại quận, huyện, thành phố thủ đức bước đầu đã góp phần giảm áp lực cho các bệnh viện dã chiến. trung tâm kiểm soát bệnh tật tp hcm (hcdc) cũng cho rằng, cách ly y tế tại nhà đối với f0 không triệu chứng phần nào hỗ trợ giảm quá tải các bệnh viện điều trị covid-19.
Giới chuyên môn cho rằng, cách ly f0 không triệu chứng ở nhà là giải pháp tốt vừa giảm tải cho hệ thống y tế, vừa tạo điều kiện tốt nhất để f0 có thể theo dõi sức khỏe. tuy nhiên, f0 cần phải bình tĩnh theo dõi sức khỏe tại nhà, tránh tâm lý lo lắng thái quá.
Chiều 11/8, tại buổi họp báo chính phủ thường kỳ tháng 7, về việc có quá tải tại tp hcm trong điều trị f0, và cách ly f1 hay không? thứ trưởng bộ y tế trần văn thuấn cho biết: thực tế vì có việc quá lo lắng, chưa đáng chuyển nhưng đã chuyển bệnh nhân lên tầng 3 khiến bị quá tải. trong khi thực tế có thể điều trị ở tuyến đơn giản hơn như bệnh viện dã chiến, tuyến huyện, thị xã. do đó, cần phân tầng đúng. nếu nhẹ ở tầng 1, trung bình ở tầng 2, còn nặng mới tầng 3. phân tầng và chuyển đúng là điều rất quan trọng. hiện tại 19 tỉnh phía nam đã có 141 bệnh viện dã chiến, nhiều trung tâm hồi sức cấp cứu. mỗi tỉnh đều có nhóm công tác về truy vết, điều trị, hỗ trợ thường xuyên và báo cáo về bộ y tế.
Theo hcdc, đến ngày 11/8, có 132.321 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại tp hcm. hiện thành phố đang điều trị 31.885 bệnh nhân. còn lại đang thực hiện cách ly tập trung là 3.857 người. số trường hợp f0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà là 12.613 người. số trường hợp f1 được cách ly tại nhà là 10.552 người.
Chủ đề liên quan:
cách ly cách ly Cách ly DỊch Covid-19 điều trị f0 tại nhà nguy hiểm tp hồ chí minh TP Hồ Chí Minh