Da , Tóc , Da liễu hôm nay

Kiến ba khoang cắn - Bản chất hiền lành nhưng cơ thể đầy độc chất!

Khi bị kiến ba khoang cắn người bệnh có cảm giác râm ran. Trong vòng 6-8 giờ sau xuất hiện ban đỏ, dát đỏ. 12-24 giờ tiếp theo xuất hiện thương tổn điển hình...

Nội dung bài viết:

1. Kiến ba khoang là kiến gì?

2. Cách nhận biết kiến ba khoang

3. Kiến ba khoang sống ở đâu?

4. Bị kiến ba khoang cắn có nguy hiểm không?

5. Biểu hiện lâm sàng khi bị kiến ba khoang cắn

6. Tiến triển của bệnh sau khi bị kiến ba khoang cắn

7. Cách xử lý nhanh khi bị kiến ba khoang đốt

8. Kiến ba khoang cắn bôi gì?

9. Cách phòng tránh kiến ba khoang cắn

10. Ngăn cản kiến ba khoang vào nhà bằng cách nào?

kiến ba khoang cắn có nguy hiểm không? kiến ba khoang vốn dĩ không cắn, đốt con người nhưng vì cơ chế “phòng thủ” nên bên trong cơ thể kiến ba khoang có chứa chất pederin, một loại chất độc gây rộp, phỏng da. nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng, để lại sẹo xấu, gây mất thẩm mỹ.

1. Kiến ba khoang là kiến gì?

Nếu đã từng bị kiến ba khoang “cắn”, đây chắc hẳn là trải nghiệm không mấy dễ chịu của nhiều người với cảm giác rát bỏng, đau, viêm loét, thậm chí gây sốt, mệt mỏi. Vì vậy, khi vào mùa mưa - mùa sinh sản mạnh của kiến ba khoang, nhiều người thường tìm đủ mọi cách để phòng tránh loại côn trùng này.

Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes, thuộc Họ Staphilinidae. Kiến ba khoang thực chất là một loài bọ cánh cứng nhưng do thân hình giống kiến và màu sắc phân bố xen kẽ cam - đen, vì vậy mới có tên gọi này. Ngoài ra, kiến ba khoang còn có nhiều tên gọi khác như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong,...

Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes, thuộc Họ Staphilinidae

2. Cách nhận biết kiến ba khoang

Kiến ba khoang là loài kiến có cánh (Nairobi fly) rất phổ biến ở các vùng có khí hậu ẩm ướt. Về mặt hình thái học, kiến ba khoang rất đặc biệt với thân mình thon, dài như hạt thóc (dài khoảng 0,7 - 1cm, ngang 2 - 5mm).

Kiến ba khoang có 3 đôi chân, bụng có đốt, thon nhọn về đuôi. Trong khi đầu và bụng dưới của kiến ba khoang màu đen thì ngực và bụng trên lại có màu đỏ, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh, đính kèm đôi cánh cứng (elytra).

Kiến ba khoang có 3 đôi chân, bụng có đốt, thon nhọn về đuôi, dài như hạt thóc (dài khoảng 0,7 - 1cm, ngang 2 - 5mm)

Loài kiến có đôi cánh trong suốt gấp gọn bên dưới cánh cứng, tuy nhiên chúng hiếm khi bay và bò rất nhanh. Ban ngày, bạn có thể nhìn thấy kiến ba khoang bò lê, hoặc bò nhanh ở quanh và giấu cánh tương tự như kiến. Khi bất thường, nó tăng kích thước phần bụng lên, có cử chỉ đe dọa như con bọ cạp và bản thân chúng cũng có thể bay và chạy nhanh trên nước.

3. Kiến ba khoang sống ở đâu?

Khi vào mùa mưa, với độ ẩm cao, bạn thường thấy kiến ba khoang phát triển rầm rộ và xuất hiện ở các tòa nhà, chung cư... Thực tế kiến ba khoang thường sống ở ven ruộng, quanh gốc rạ, bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, trong những nơi đang xây dựng.

Kiến ba khoang thường sống ở ven ruộng, quanh gốc rạ, bãi cỏ...

Khi ruộng lúa xuất hiện rầy nâu, sâu cuốn lá, kiến ba khoang đến và chui và tổ sâu “diệt” từng con, vì vậy chúng được xem như loài thiên dịch. Và khi ruộng lúa vào mùa gặt, hay mùa mưa, bão, lũ lụt chúng thường bị thu hút bởi ánh sáng đèn neon và bay vào nhà, sau đó đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn…

4. Bị kiến ba khoang cắn có nguy hiểm không?

Bạn sẽ rất ngạc nhiên nếu biết rằng, vốn dĩ bản chất của kiến ba khoang là hiền lành, chúng không cắn hoặc đốt, chích con người. Như đã nói ở trên, kiến ba khoang rất có ích cho nhà nông, chúng là thiên địch của các loài sâu rầy phá hoại mùa màng.

Tuy nhiên, do cơ chế phòng thủ sinh học để chống lại các kẻ thù khác mà bên trong cơ thể kiến ba khoang có chứa chất Pederin, một loại chất độc gây rộp, phỏng da.

Chất Pederin không được kiến chủ động tiết ra mà nó chỉ tồn tại trong cơ thể kiến. Khi cơ thể bị nghiền nát, chất này mới được giải phóng ra môi trường. Theo Cục Y Tế dự phòng, trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin, độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây ch*t người như nọc rắn.

Kiến ba khoang chủ yếu gây tổn thương trên da nhưng với số lượng lớn vị trí viêm da là vùng đầu, mặt, cổ, tay, chân, hông lưng. Đặc biệt, tổn thương da nặng nhất, lan tỏa rộng nhất ở vùng da mềm.

Cơ thể kiến ba khoang có chứa chất Pederin, một loại chất độc gây rộp, phỏng da

Biến chứng do tiếp xúc với độc tố của kiến ba khoang sẽ tùy thuộc vào vị trí:

Nếu ở trên cơ thể, tay chân có thể gây ra biến chứng loét, sẹo xấu, sẹo thâm. Nếu ở bộ phận Sinh d*c, khi không điều trị đúng cách có thể gây ra loét tổn thương vùng này. Nếu bị dính tại mắt có thể gây tổn thương giác mạc, ảnh hưởng đến thị giác.

Thông thường, những biến chứng do độc tố của kiến ba khoang thường là do bệnh nhân không đi khám chuyên khoa da liễu. Phần lớn bệnh nhân tự ra hiệu Thu*c mua về điều trị. Tới khi bị tổn thương nặng, bội nhiễm và nhiều biến chứng mới tới viện khám.

5. Biểu hiện lâm sàng khi bị kiến ba khoang cắn

a. Đặc điểm lâm sàng bị viêm da do kiến ba khoang đốt

Khi chất Pederin dính vào vùng da con người, nhất là vùng da non, vùng da nhạy cảm (da vùng mặt, cổ, cánh tay, bắp chân…) thì các vùng da chỗ này sẽ bị phồng rộp, bỏng, đau rát. Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi tiếp xúc độc tố từ 12 - 36 giờ.

Viêm da do kiến ba khoang có thể bị nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng tùy theo độc chất xâm nhập qua da, thường xuất hiện ở vùng hở như mặt, cổ, ngực, vai, gáy, tay. Đặc biệt, Pederin sẽ lan nhanh khi người bệnh đập kiến trên da, khiến vùng bị thương lan nhanh và rộng. Hơn nữa, độc tố này khi tiếp xúc với da sẽ cộng sinh dính da vào khiến mức độ tổn thương tăng cao.

Về cơ bản, tổn thương có dạng dát đỏ, thành vệt, thành đám, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm, trên trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục. Mặc dù không còn hiện diện của kiến ba khoang nữa nhưng nếu bạn ngứa, gãi và quệt ra vùng da lành thì các thương tổn sẽ tiếp tục xuất hiện, đặc biệt là các vùng nếp gấp.

Nếu không giữ gìn cẩn thận có thể bị loét, làm rỉ dịch, gây đau rát, ngứa ngáy khó chịu, một số trường hợp có thể bị sốt, nổi hạch, biến chứng nhiễm trùng toàn thân.

b. Phân biệt tổn thương do kiến ba khoang và zona thần kinh

Nhìn sơ, hình dạng vết thương rất giống với vết phồng rộp do bệnh Zona (giời leo). Đây là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau. Chẩn đoán nhầm, sử dụng Thu*c sai sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị, có thể khiến bệnh nặng và quá trình phục hồi lâu hơn.

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang thường xuất hiện ở vùng da hở như mặt, cổ, tay, chân vào buổi sáng sau một đêm ngủ dậy. Độc tố Pederin do kiến ba khoang tiết ra (do chúng bị đập hay chà xát, nghiền), sẽ khiến bạn cảm thấy nóng rát trước, sau đó thì xuất hiện rát đỏ, mụn nước tổn thương đi theo thành từng vệt. Khi bệnh nhân gãi chà xát thì lan sang các vị trí khác, chủ yếu là cảm giác nóng rát hơn là cảm giác đau nhức của zona.

Trong khi đó, bệnh zona thần kinh là do virus gây ra, ảnh hưởng đến da và thần kinh. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức tại chỗ nhiều hơn ở vùng tổn thương. Bệnh biểu hiện là những đám mụn nước, bóng nước căng chứa dịch trong, mọc thành chùm trên nền da đỏ, phân bố một bên cơ thể và theo đường đi của dây thần kinh, hay gặp ở vùng ngực, đầu mặt cổ và vùng mông đùi.

Phân biệt tổn thương do kiến ba khoang cắn và bệnh zona gây ra

Ngoài ra, bệnh nhân có thể mệt mỏi, sốt, nhức đầu... Khi khỏi bệnh có thể để lại cơn đau sau zona dai dẳng làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống người bệnh.

Đôi khi chúng ta không tự nhận diện và phân biệt 2 tình trạng này, vì vậy tốt nhất khi bạn thấy cơ thể xuất hiện các vết phòng rộp trên da cần nhanh chóng đên các cơ sở y tế để nhân viên y tế chẩn đoán và có giải pháp xử lý thích hợp.

6. Tiến triển của bệnh sau khi bị kiến ba khoang cắn

Tiến triển của bệnh sau khi bị kiến ba khoang:

• Sau khi bị kiến ba khoang cắn, người bệnh có cảm giác râm ran;

• Trong vòng 6-8 giờ sau xuất hiện ban đỏ, dát đỏ;

• 12-24 giờ tiếp theo xuất hiện thương tổn điển hình;

• Sau 3 ngày, thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy;

• Sau 5-7 ngày vảy bong hết nhưng để lại dát thâm lâu mất.

7. Cách xử lý nhanh khi bị kiến ba khoang đốt

Cách xử lý nhanh khi bị kiến ba khoang cắn, đốt

a. Các bước xử lý nếu bị dính độc tố của kiến ba khoang

• Bước đầu tiên nên rửa vùng bị ảnh hưởng bằng xà phòng và nước muối S*nh l*, nước sạch trong 5-10 phút để loại bỏ độc tố của kiến ba khoang. Lưu ý, bạn phải hết sức nhẹ nhàng nếu không sẽ làm trầy xước hoặc vỡ vết thương.

• Sau khi làm sạch, hãy chườm mát và bôi kem làm dịu da

• Sau đó, đưa bệnh nhân đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa Da Liễu khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng xấu xảy ra.

b. Nên làm gì khi kiến ba khoang bò lên người?

Nếu nhìn thấy kiến ba khoang bám trên người, hay quần áo, đồ đạc trong nhà, không nên dùng tay “giết ch*t”, chà xát chúng mà nên thổi chúng ra xa, hoặc để một tờ giấy vào cho nó bò lên và lấy ra khỏi người.

Tránh quệt tay có nọc độc của kiến vào mắt gây bỏng mắt

Khi bị dính chất độc, tránh gãi hay chà mạnh vùng da bị tổn thương. Không tiếp xúc các vùng da lành với nơi bị dính độc tố. Tránh quệt tay có nọc độc của kiến vào mắt gây bỏng mắt. Đồng thời, rửa sạch vết thương (nhất là ở vùng mắt) càng nhanh càng tốt khi bị dính chất độc, bôi Thu*c, dùng Thu*c theo chỉ dẫn của bác sĩ.

c. Những sai lầm khi xử trí kiến ba khoang

Hằng năm rất nhiều người phải nhập viện vì bị kiến ba khoang cắn trong tình trạng nguy kịch, một phần do những sai lầm khi tự xử lý vết thương hoặc xử lý sai cách. những thói quen sai lầm đó là:

Thứ nhất, tự ý mua Thu*c hoặc dùng các mẹo dân gian. Sau khi bị viêm da do độc tố kiến ba khoang, nhiều người đã tìm đến các bài Thu*c, mẹo vặt dân gian như: Đắp lá, dùng gạo, đậu xanh xay lấy nước bôi,... hay mua các loại Thu*c trị côn trùng cắn, Thu*c chữa viêm da, dị ứng tại các hiệu Thu*c mà không qua kê đơn. Các biện pháp này có thể dẫn đến tình trạng viêm loét, tổn thương da nặng hoặc lan ra các vùng da khác, gây sẹo xấu, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Thứ hai, dùng tay đập kiến. Sau khi tiếp xúc với kiến ba khoang, nhiều người theo thói quen dùng tay đập kiến, điều này đã vô tình làm độc tố của kiến được giải phóng ra và tiếp xúc với da, gây ngứa rát, sưng đau, nổi mụn mủ. Vì vậy khi phát hiện ra kiến khoang, chúng ta không nên dùng tay bắt trực tiếp, tốt nhất nên dùng giấy hoặc đeo găng tay lấy kiến đi.

Thứ ba, gãi ngứa liên tục. Vết thương do kiến ba khoang rất ngứa rát nên nhiều người theo phản xạ thì thường gãi vết thương. Việc này là hoàn toàn không nên bởi có thể khiến vết thương bị trầy xước, tổn thương sâu hơn. Mặt khác, tay chưa rửa chứa nhiều vi khuẩn khi tiếp xúc với vết thương dễ dẫn đến nhiễm trùng da rất nguy hiểm.

Gãi ngứa liên tục khiến vết thương bị trầy xước, tổn thương sâu hơn

8. Kiến ba khoang cắn bôi gì?

Người bị kiến ba khoang cắn cần điều trị kịp thời trước khi da bị viêm và biến chứng thành viêm, loét. các vết loét này có nhiều hình dạng khác nhau tùy vào mức độ lan rộng của nọc độc kiến.

Đối với vết đốt có bóng nước chưa vỡ, cách chăm sóc vùng da này là: Trường hợp nhẹ chỉ cần sát trùng, bệnh tự giới hạn. Da bị tổn thương nhẹ thì dùng nước sạch hay sữa tắm rửa nhẹ nhàng vết thương rồi bôi dung dịch xanh methylen lên vết thương để sát khuẩn, tránh bị nhiễm trùng. Vết thương sau 5-7 ngày sẽ khô và lành.

Khi vùng da bị tổn thương nặng đã phỏng rộp và bọng nước vỡ ra, tùy vào mức độ tổn thương mà bác sĩ chỉ định Thu*c phù hợp. Nếu tình trạng trung bình và nặng thì phải bôi Thu*c dịu da, corticosteroid, uống kháng histamin, uống kháng sinh khi có dấu hiệu bội nhiễm. Khi đó, bạn cần đi khám Da liễu để được bác sĩ chỉ định điều trị phù hợp.

a. Vết cắn do kiến ba khoang mất bao lâu sẽ lành?

Khi bị kiến ba khoang cắn, người bị đốt sẽ cảm thấy ngứa, da căng, đỏ một vùng da. sau khoảng từ 6 - 12 giờ vết đỏ cộm thành vệt rồi nổi mụn nước to nhỏ không đều. sau từ 1 - 3 ngày vết kiến đốt thành phỏng nước, phỏng mủ gây đau đớn, độ rát tăng lên. một số người xuất hiện cảm giác sốt nhẹ, nổi hạch, cổ đau… thường bị kiến ba khoang cắn sẽ khỏi sau từ 5 - 7 ngày. tuy nhiên, sẽ để lại vết thâm lâu ngày.

b. Thâm do kiến ba khoang đốt, bôi Thu*c gì?

Vết thâm do kiến ba khoang để lại thường khá “dai dẳng”, đôi khi ở những vị trí dễ nhìn thấy, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sự tự tin của mỗi người. Vì vậy, việc xử trí vết thâm là điều cần thiết.

Bạn có thể trị vết thâm do kiến ba khoang bằng các nguyên liệu thiên nhiên như mật ong, hành tây, nghệ, rau má... để làm mờ sẹo, có thể đắp trực tiếp nguyên liệu lên sẹo. Tuy nhiên cách làm này thường tốn nhiều thời gian và chỉ áp dụng cho vùng da bị tổn thương nhẹ.

Có thể trị vết thâm do kiến ba khoang cắn bằng các nguyên liệu thiên nhiên như mật ong, nghệ,...

Một số loại kem trị sẹo do kiến ba khoang đốt khá tốt và được ưa chuộng hiện nay có thể kể đến như kem nghệ, kem rau má, kem hành tây, Contractubex… Tuy nhiên cũng tương tự như cách điều trị sẹo từ nguyên liệu thiên nhiên, dùng kem bôi đòi hỏi phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài, hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa và mức độ tổn thương của vết thâm.

Ngoài ra, nếu vết thâm lớn và gây mất thẩm mỹ nặng nề, bạn có thể điều trị bằng công nghệ cao như lăn kim, sóng cao tần…

9. Cách phòng tránh kiến ba khoang cắn

Để phòng chống kiến ba khoang, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, nếu có sự hiện diện của kiến ba khoang trong khu vực, nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng, vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang nên chúng bay vào trong nhà theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn.

Tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, chú ý khi làm việc dưới ánh đèn vì kiến ba khoang rất hay xuất hiện ở nơi có đèn sáng.

Bạn nên ngủ trong màn, giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng. Khi đi làm việc trên đồng ruộng, vườn cây nhất là mùa mưa bão cần dùng phương tiện bảo hộ lao động như quần áo dài tay, đội mũ/ nón, khẩu trang, đi ủng.

10. Ngăn cản kiến ba khoang vào nhà bằng cách nào?

Để phòng tránh kiến ba khoang vào nhà, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

• Sử dụng lưới các cửa sổ và cửa ra vào, hạn chế mở cửa nhiều, nên buông rèm cửa.

• Các khu nhà ở chật hẹp như: ký túc xá hoặc khu nhà ở của công nhân gần các khu công nghiệp, ở gần nơi có nhiều cây cỏ, bụi rậm, đồng ruộng vừa mới gặt xong cần vệ sinh môi trường, gom xác cây mục, cỏ khô đem đốt để xua đuổi côn trùng. Đây là nơi trú ẩn tốt cho kiến ba khoang.

• Sử dụng bình xịt côn trùng gia dụng, xịt vào các chân tường, bậc cửa ra vào, cửa sổ để ngăn kiến bò vào nhà.

• Sử dụng các loại bẫy đèn để dẫn dụ và bắt kiến, không cho kiến vào nhà.

Xịt Thu*c diệt côn trùng khắp nhà, ngay cả những góc, rèm cửa và những nơi ít lui đến

Tóm lại, viêm da do kiến 3 khoang thường khỏi nhanh trong vòng 1 tuần nếu xử trí đúng cách. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên rửa nhẹ nhàng tại nơi tiếp xúc bằng nước muối S*nh l* ngay lúc vừa tiếp xúc để trung hòa hoặc giảm bớt các yếu tố dị ứng, kích ứng da, sau đó đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không nên tự điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn.

Kiến ba khoang cắn - Chuyên gia chia sẻ cách xử trí:

    Làm sao để kiến ba khoang không bay vào nhà và cách xử lý nếu chúng bò lên da?


AloBacsi tổng hợp

Lần cập nhật cuối: 13:56 02/11/2021 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/kien-ba-khoang-can-n418993.html)

Chủ đề liên quan:

kiến ba khoang cắn

Tin liên quan

Tin cùng nội dung

  • Mỗi ngày, Bệnh viện Da liễu TPHCM tiếp nhận, điều trị cho hàng chục trường hợp bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang gây ra. Bác sĩ cảnh báo, vào mùa mưa, kiến ba khoang thường phát triển mạnh, cộng đồng cần tăng cường các biện pháp phòng tránh.
  • (HNM) - Từ tháng 9 đến tháng 12 là mùa cao điểm của kiến ba khoang. Theo nghiên cứu, nọc độc của loài kiến này rất nguy hiểm và chất độc trong cơ thể kiến có chứa độc tố pederin có thể làm tổn thương da người (bỏng da, viêm da).
  • MangYTe – Đã có trường hợp nhầm lẫn đáng tiếc về kiến ba khoang cắn thành zona thần kinh dẫn tới biến chứng viêm da nặng. Theo chuyên gia, dễ dàng phân biệt viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang với zona thần kinh dựa trên biểu hiện dưới đây.
  • Khi bị rắn hổ mang cắn độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc của rắn hổ có thể gây tổn thương da nặng.
  • Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM ngày 9-7 đưa ra cảnh báo mới về kiến ba khoang sau khi nhiều người bị loại kiến này cắn thời gian vừa qua
  • Da phồng rộp thành vệt hoặc đám, nổi mụn nước ở giữa, cảm giác rát bỏng, trẻ con có thể sốt nhẹ..., nếu nặng phải dùng Thu*c kháng histamin hoặc kháng sinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY