Theo Đông y, thàm làm vị chua, tính mát, có tác dụng chống viêm, trừ nấm, thanh nhiệt mát gan, hoạt huyết tiêu ứ,
Thàm làm (thồm lồm) là loại cây mọc hoang ở ven đường, bờ bụi đất ẩm khắp nơi nước ta. Thàm làm là loại thân bò, lá mọc so le, mép nguyên, thân cây và cuống lá có màu nâu gụ, ở mỗi nách lá phát triển ra một ngọn rồi phát triển lớn dần. Hái ngọn non ăn sống có vị hơi chua, hơi ngọt.
Theo Đông y, thàm làm vị chua, tính mát, có tác dụng chống viêm, trừ nấm, thanh nhiệt mát gan, hoạt huyết tiêu ứ, chữa được các bệnh viêm nhiễm ngoài da, nấm kẽ, mụn nhọt, viêm lợi, viêm tai, nhiệt độc, thấp sang… Xin giới thiệu một số cách dùng
lá thàm làm chữa bệnh:
Kẽ tai bị viêm tấy, chảy nước vàng: Dùng
lá thàm làm giã nhỏ đắp vào. Tác dụng: chống viêm, ngứa, sau vài lần đắp là khỏi.
Niêm mạc miệng bị lở loét do nhiệt độc:
lá thàm làm tươi nhai nhỏ rồi ngậm trong miệng, được vài phút thì nhổ đi. Đồng thời dùng bài Thu*c uống sau:
lá thàm làm, cỏ mực, lá tre, rau má, đinh lăng, mỗi thứ một nắm nấu nước uống trong ngày.
Trẻ em, người lớn bị viêm tai chảy nước:
lá thàm làm rửa sạch giã nhỏ, vắt lấy nước cốt rồi nhỏ vào lỗ tai. Kết hợp dùng bài Thu*c sau:
lá thàm làm phơi khô 24g, kinh giới 16g, thổ phục linh 20g, kim ngân hoa 10g, liên kiều 12g, bồ công anh 16g, sài hồ 12g. Sắc uống ngày 1 thang, dùng 5 - 7 ngày liền.
Đau tức bụng dưới, bí tiểu:
lá thàm làm, kim tiền thảo, rau dấp cá, thài lài tía, hương nhu trắng, râu ngô mỗi vị 30g. Nấu nước uống trong ngày.
Lương y Trịnh Văn Sỹ