Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Lạc không có tinh bột, sao ăn quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Nhiều người có suy nghĩ rằng lạc không có tinh bột sẽ không làm tăng lượng đường trong máu nên có thể ăn thoải mái.

Trên thực tế, lạc tuy không phải là tinh bột, không có vị ngọt, không phải là thực phẩm chứa nhiều đường nhưng lại là loại hạt giàu chất béo với hàm lượng dầu dồi dào. Ăn quá nhiều sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho tiểu đảo tuyến tụy.

Axit arachidonic trong đậu phộng là một trong những axit béo tự do thiết yếu trong cơ thể con người và có nhiều chức năng sinh lý quan trọng.

Nó thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào não, làm giãn mạch máu, tham gia vào quá trình tạo máu và điều hòa miễn dịch, gây ra và chống lại các tác động gây viêm, thậm chí điều chỉnh lượng đường trong máu và mức lipid trong máu.

Dữ liệu nghiên cứu liên quan cho thấy tiêu thụ 4 đến 5 hạt lạc mỗi ngày có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ một cách hiệu quả.

Vậy tại sao ăn quá nhiều lạc lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Điều này bắt đầu với mô quan trọng nhất để duy trì lượng đường trong máu, các tiểu đảo tụy.

Ăn quá nhiều lạc lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Đảo tụy là những quần thể tế bào không đều nằm trong cơ quan tuyến tụy và được cấu tạo bởi nhiều loại tế bào. Trong đó quan trọng nhất là tế bào tiểu đảo A và tế bào tiểu đảo B, lần lượt tiết ra glucagon và insulin, từ đó điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể.

Khi lượng đường trong máu quá cao, tế bào tiểu đảo B sẽ tăng tiết insulin. Nếu tế bào tiểu đảo B bị tổn thương, đường huyết của cơ thể sẽ vẫn ở mức cao, dẫn đến tăng đường huyết, thậm chí là tiểu đường.

Điều độ là chìa khóa, đặc biệt là đối với người mắc bệnh tiểu đường

Theo các nghiên cứu có liên quan, đối với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, bổ sung một số axit arachidonic thích hợp có thể làm giảm độc tính lipoxit của các tế bào tiểu đảo B và giảm nhiễm mỡ.

Tuy nhiên, khi hấp thụ quá nhiều axit arachidonic sẽ thúc đẩy sự gia tăng độc tính và nhiễm mỡ của tế bào tiểu đảo B, điều này sẽ gây tổn thương cho tế bào tiểu đảo B và làm tăng lượng đường trong máu hơn nữa.

Lượng đường trong máu tăng cao khi không được kiểm soát sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống.

Trên thực tế, việc lựa chọn ăn uống đúng cách và phát triển những thói quen tốt không thể tách rời khỏi một từ: điều độ. Vì vậy, mặc dù lạc có lợi nhưng không thể ăn chúng quá nhiều như một món ăn vặt hàng ngày.

Chính vì vậy, lạc dù có ngon đến đâu cũng không thể ăn làm quà vặt. Đặc biệt đối với những người mắc chứng đường huyết cao hay bệnh tiểu đường càng phải chú ý đến lượng ăn hơn người bình thường.

Lượng đường trong máu tăng cao khi không được kiểm soát sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống. Do đó, trong khi tận hưởng cuộc sống và ẩm thực, đừng quên giữ cho cơ thể của mình khỏe mạnh bằng kế hoạch điều độ.

Xem thêm:

Thời điểm ăn tối có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ chết người như thế nào?

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/lac-khong-co-tinh-bot-sao-an-qua-nhieu-cung-lam-tang-nguy-co-mac-benh-tieu-duong-34836/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY