Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Làm gì khi bị rối loạn tiền đình?

Hệ thống tiền đình nằm ở tai trong là bộ phận có chức năng giữ cân bằng cho cơ thể. Khi tiền đình bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể mất cân bằng, gây chóng mặt, đứng không vững. Vậy làm sao khi mắc bệnh rối loạn tiền đình.

Triệu chứng rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình gồm có 2 dạng là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương. Gồm những triệu chứng sâu đây:

1. Rối loạn tiền đình ngoại biên

Rối loạn tiền đình ngoại biên thường gặp với biểu hiện chóng mặt khi thay đổi tư thế, đây là bênh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong khi sinh hoạt nhưng vẫn còn đứng được, cơn chóng mặt thường thoáng qua trong thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầum từ tư thế nằm chuyển sang ngồi.

Bên cạnh đó, rối loạn tiền đình ngoại biên còn có thể biểu hiện tình trạng chóng mặt, buồn nôn, người bệnh không thể đi đứng, không thể thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi được.

Rối loạn tiền đình ngoại biên thường xảy ra do tổn thương tai trong, hoặc dây thần kinh tiền đình xuất phát từ các nguyên nhân như viêm tai, dùng thuốc có độc tính gây tổn thương tiền đình như thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, rượu…

2. Rối loạn tiền đình trung ương

Rối loạn tiền đình trung ương là bệnh lý thường gặp, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, đôi khi khó tập trung, mau quên, thỉnh thoảng có kèm nôn.

Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não.

Điều trị rối loạn tiền đình

Để phòng rối loạn tiền đình cần thường xuyên tập thể dục thể thao. Đối với người làm việc văn phòng cần tránh ngồi quá lâu trước máy tính. Thường xuyên thực hiên các bài tập vận động vùng đầu và cổ.

Uống đủ nước 2 lít/ngày, nên để ly nước lọc trên bàn làm việc để tập thói quen uống nước thường xuyên, tránh để quá khát mới uống nước.

Đối với người bị rối loạn tiền đình phải thận trọng trong tư thế sinh hoạt, không nên quay cổ một cách đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh.

Giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt...

Không hút thuốc lá do nicotine sẽ làm thắt mạch máu cung cấp máu đến tai, có thể làm gia tăng dấu hiệu mắc bệnh rối loạn tiền đình và có thể gây ra tăng huyết áp ngắn hạn.

Khi có những triệu chứng như: chóng mặt, ù tai, đi đứng không vững, nghi ngờ bệnh lý rối loạn tiền đình, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám và xác định chính xác nguyên nhân để từ đó có hướng chữa trị thích hợp càng sớm càng tốt.

Thanh Quế

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/lam-gi-khi-bi-roi-loan-tien-dinh-23853/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY