Tai , Mũi , Họng hôm nay

Lấy ráy tai, nên hay không?

Lấy ráy tai là một thói quen giúp vệ sinh tai và mang lại cho nhiều người cảm giác thoải mái. Chúng ta thường dùng các dụng cụ như tăm bông, cọng tóc hay móc tai kim loại, thậm chí có người ra tiệm hớt tóc để lấy ráy tai. Tuy nhiên, thói quen này rất nguy hiểm, có thể rước họa vào thân.

Nhiều người có thói quen lấy ráy tai ở tiệm

Vì sao nhiều người thích lấy ráy tai?

Chúng ta thường bắt gặp những hình ảnh lấy ráy tai bằng tóc, tăm bông, móc tai kim loại hay những chiếc máy bằng điện. thực tế rất nhiều người có thói quen ngoáy tai để đỡ ngứa ngáy và cảm thấy sạch sẽ hơn. nhiều người cho rằng ráy tai dơ gây khó chịu, để lâu ngày sẽ bị ù tai, viêm nhiễm nên tìm mọi cách để lấy ráy.

Các nhà khoa học đã chứng minh, ráy tai là tác nhân có khả năng tự làm sạch với đặc tính bôi trơn và giúp tai trong kháng khuẩn. hơn nữa, cấu tạo lớp da ống tai rất mỏng, việc ngoáy tai bằng dụng cụ thường xuyên dễ gây trầy xước da, tạo điều kiện cho vi trùng sống cộng sinh trên da, có thể xâm lấn xuống dưới gây các bệnh viêm nhiễm tai ngoài.

Ngay cả dùng tăm bông tiệt trùng ngoáy tai cũng rất có hại vì tăm bông có thể dồn ráy tai vào sâu sát màng nhĩ. nếu ráy thường xuyên, lâu ngày sẽ tích tụ tạo thành nút ráy tai gây tắc nghẽn.

Do đó, việc dùng các dụng cụ như tăm bông, kim loại móc tai, đến các loại máy được quảng cáo la an toàn tuyệt đối cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. nhiều chuyên gia cảnh báo không nên lấy ráy tai dù ướt hay khô.

“tai có cơ chế tự làm sạch. ráy tai được tiết ra và có tác dụng như một “màng lọc”. cùng với lông có tác dụng đẩy những bụi bẩn bám vào tai ra từ từ, hoàn toàn không cần phải nhờ đến các dụng cụ lấy ra” - pgs.ts nguyễn tiến dũng - nguyên trưởng khoa nhi - bệnh viện bạch mai thông tin.

Tăm bông có thể dồn ráy tai vào sâu sát màng nhĩ

Tác hại của việc lấy ráy tai?

Thực tế có nhiều trường hợp bệnh nhân bị viêm ống tai ngoài, viêm tai, nấm ống tai, thậm chí thủng màng nhĩ vì thói quen ngoáy tai suốtngày, đặc biệt là thói quen lấy ráy tai ngoài tiệm hớt tóc. ít ai biết rằng những dụng cụ lấy ráy tai ở tiệm rất nguy hiểm, nếu không được vô trùng cẩn thận, khách hàng dễ dàng bị nhiễm trùng, nhất là những dụng cụ chùm lông, bởi đó là môi trường thuận loại cho vi trùng trú ẩn.

Ths.bs.ck2 trần ngọc lưu phương - trưởng đơn vị tiêu hóa can thiệp, bệnh viện nguyễn tri phương, bệnh viện nguyễn tri phương cho biết: “nếu tự lấy tăm bông để lấy ráy tai sẽ có nguy cơ đẩy ráy tai dính vào màng nhĩ, nhẹ nhàng thì gây lùng bùng lỗ tai, nặng hơn sẽ gây xây xát ống tai ngoài. đặc biệt, khi dùng những loại tăm bông không đảm bảo vệ sinh sẽ đưa thêm vi trùng vi nấm làm nén chặt vào tai, gây viêm ống tai ngoài, nguy hiểm hơn là viêm màng nhĩ, viêm ống tai giữa.

Nếu vô tình đẩy mạnh tăm bông vào sẽ làm tổn thương, thủng màng nhĩ, ảnh hưởng sức nghe. nguy hiểm nhất là nấm ống tai ngoài, bởi bệnh này rất khó điều trị. vì vậy, việc tự lấy ráy tai hoàn toàn không có tác dụng”.

Tắc ống tai do dùng tăm bông ngoáy; nấm tai, viêm tai do dùng dụng cụ không sạch; thủng màng nhĩ, điếc do vệ sinh tai không đúng cách gây xước; vi trùng xâm nhập gây viêm nhiễm nặng; thậm chí nhiều người đi lấy ráy tai ngoài tiệm, dùng chung dụng cụ có thể mắc các bệnh lây nhiễm như hiv.

Do đó, người dân tốt nhất không đi lấy ráy tai, mỗi năm đi kiểm tra ráy tai một lần, chỉ nên dùng khăn sạch lau những phần ráy tai đã đẩy ra bên ngoài để không dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

VTC14
Đài Truyền hình TP Cần Thơ


Nguồn: AloBacsi.com

Lần cập nhật cuối: 10:55 23/09/2020 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/lay-ray-tai-nen-hay-khong-n412293.html)

Chủ đề liên quan:

lấy ráy tai nên hay không ráy tai

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY