Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Loại quả có chỉ số đường huyết thấp là siêu phẩm chữa ho, tiêu đờm, mùa này ai cũng mê, ngoài chợ luôn sẵn

Chỉ số đường huyết của loại quả này vào khoảng 20-49, khiến chúng trở thành thực phẩm có chỉ số GI thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do chúng rất nhiều chất xơ, giúp hạ đường huyết cực kỳ tốt.

Lê có chỉ số đường huyết thấp, cực kỳ tốt để hạ đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường

Theo Webmd, ăn lê có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Những ai có đường huyết cao thì ăn lê đều sẽ được hưởng lợi. Ngoài ra chúng còn giúp phòng chống đột quỵ, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Những ai có đường huyết cao thì ăn lê đều sẽ được hưởng lợi.

Chỉ số đường huyết của lê rơi vào khoảng 20-49, khiến loại trái cây này trở thành thực phẩm có chỉ số GI thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do chúng rất nhiều chất xơ. Một quả lê nhỏ chứa khoảng 7g chất xơ, chiếm 20% lượng chất xơ bạn cần mỗi ngày.

Một số nghiên cứu cho thấy, các sắc tố tạo nên màu sắc của quả lê, được gọi là anthocyanins, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Đây cũng là một trong những lý do bệnh nhân tiểu đường hay người có đường huyết cao nói chung nên chọn ăn lê nếu muốn ăn một chút ngọt ngào từ trái cây.

Các sắc tố tạo nên màu sắc của quả lê, được gọi là anthocyanins, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, quả lê có vị chua ngọt, tính lương, đi vào phế và vị, có tác dụng sinh tân, nhuận táo, thanh nhiệt, hóa đàm.

Lê được sử dụng cho những trường hợp bị đàm nhiệt, âm hư như ho khan, khái huyết, sốt nóng, kích ứng vật vã, mất nước khát nước, người đái tháo đường, ho, sốt, nôn nấc, táo bón.

Ngoài công dụng hạ đường huyết, ăn lê trong mùa dịch Covid-19 kéo dài còn đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe như tăng cường miễn dịch, chữa ho, trị đờm cực tốt.

Ăn lê giúp ổn định đường huyết, đồng thời có thể làm Thu*c chữa bệnh

Theo lương y Bùi Hồng Minh, quả lê có thể được làm Thu*c chữa bệnh, bồi bổ cơ thể, tăng cường miễn dịch theo những cách sau:

Lê tươi đem rửa sạch, gọt vỏ rồi ép lấy nước uống giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng rất tốt.

- Giảm cholesterol, tăng cường đề kháng: Lê tươi đem rửa sạch, gọt vỏ rồi ép lấy nước uống giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng rất tốt. Nhất là trong lê chứa pectin có vai trò quan trọng trong việc làm giảm các cholesterol trong cơ thể.

- Phòng chữa chứng hay mệt mỏi, sưng đau họng, lợi, lưỡi, đi tiểu vàng, táo bón, mắt sưng đỏ, phòng chữa bệnh tăng huyết áp thể can thượng cang hoặc hỏa thượng viêm...: Nên tăng cường ăn lê như trái cây tráng miệng. Với người không muốn ăn có thể làm nước ép lê thưởng thức cũng rất tốt.

- Hỗ trợ điều trị cao huyết áp: Trong lê có chứa glutathione là một chất chống oxy hóa giúp bạn duy trì mức huyết áp ổn định. Do đó, bệnh nhân cao huyết áp nên thường xuyên ăn loại quả này để huyết áp được ổn định.

Trong lê có chứa glutathione là một chất chống oxy hóa giúp bạn duy trì mức huyết áp ổn định.

- Giảm sốt: Thay vì dùng đến Thu*c hạ sốt quá vội vàng, bạn có thể sử dụng nước ép quả lê để uống giúp cơ thể được làm mát hiệu quả từ trong ra ngoài. Thức uống giảm sốt này cũng có nhiều công dụng hữu ích khác trong mùa dịch bệnh.

- chữa ho hiệu quả: bạn có thể làm lê hấp đường phèn, lê ninh nhừ trộn mật ong, lê hấp gừng để chữa ho. những cách này đều hiệu quả với cả trẻ con và người già bị ho kéo dài. tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ đông y để phù hợp cho từng đối tượng cũng như có liều lượng cụ thể.

- Tiêu đờm, thông đại tiện: Nước lê, nước củ ấu, nước rễ cỏ tranh, nước ngó sen, nước đại mạch. Nấu lên uống nóng hoặc nguội đều được.

Lê có thể chữa ho, tiêu đờm, cực tốt cho F0 cũng như người bị hội chứng hậu Covid-19.

Lưu ý dùng lê để hạ đường huyết, chữa bệnh

- Tùy từng trường hợp sẽ có cách chữa và liều lượng cụ thể, nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cách chữa bệnh từ quả lê.

- Những bài Thu*c từ lê hấp trị ho không dành cho trẻ dưới 1 tuổi. Với nhóm tuổi này cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

- Quả lê có tính hàn nên người bị bệnh đau bụng lạnh, đi lỏng không nên dùng.

- Không ăn lê dập nát để tránh mắc bệnh đường ruột.

https://afamily.vn/loai-qua-co-chi-so-duong-huyet-thap-la-sieu-pham-chua-ho-tieu-dom-mua-nay-ai-cung-me-ngoai-cho-luon-san-20220321185406496.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/loai-qua-co-chi-so-duong-huyet-thap-la-sieu-pham-chua-ho-tieu-dom-mua-nay-ai-cung-me-ngoai-cho-luon-san-20220321185406496.chn)

Tin cùng nội dung

  • Hai phương Thu*c chữa ho rất hiệu quả từ tỏi và vỏ cam, có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ em.
  • Mangyte -Theo Đông y, cúc vạn thọ có vị đắng, mùi thơm, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, long đờm, trị ho.
  • Dưới đây là những loại thực phẩm thông dụng nhất được dùng để chữa ho một cách đơn giản
  • Cải xanh còn gọi là cải bẹ xanh, cải canh. Cải canh là loại rau rất quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày
  • Theo y học cổ truyền, lá dứa gai có vị đắng cay, thơm, có tác dụng sát khuẩn, hạ nhiệt làm long đờm, lợi niệu.Dứa gai còn có tên là dứa dại, dứa gỗ. Là loại cây nhỏ, cao 1 - 2m, thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả to khi chín màu vàng.
  • Có nhiều loại hoa hồng, nhưng Đông y thường sử dụng hồng đỏ, còn gọi là mai khôi hoa, và trắng, còn gọi là hồng bạch, để làm Thuốc. Hoa hồng là một vị Thuốc thơm mát, không độc. Để làm Thuốc, người ta thường hái những đoá hoa mới nở. Khi hái hoa về, bỏ đài, cuống, phơi trong bóng râm cho khô, rồi cất vào lọ kín, không phơi nắng, để khỏi tan hương vị của hoa.
  • Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
  • Không chỉ là loại rau gia vị được dùng phổ biến trong nhân dân, húng chanh còn là một trong những vị Thu*c Nam thông dụng chữa được nhiều bệnh, đặc biệt có tác dụng chữa ho do viêm họng và giải cảm rất tốt.
  • Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài Thuốc trị.
  • Bạn nên giữ lại vỏ khi ăn bưởi vì vỏ bưởi có thể chữa được khá nhiều chứng bệnh hay gặp, chẳng hạn như ho, hen...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY