Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Loại rau mà chuyên gia dinh dưỡng nào cũng khuyên tăng cường nhưng nhiều người vẫn ăn sai cách

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong bữa ăn hàng ngày, bạn chỉ cần bổ sung một lượng nhỏ mầm súp lơ xanh là đã có thể phòng ngừa được các bệnh như viêm loét dạ dày hay ung thư dạ dày.

có chứa hàm lượng vitamin dồi dào như: vitaimin A, B, C, … niacin, pantothenic, axit tartric và axit folic đặc biệt hàm lượng khoáng chất như axit pectin, malic và citric, kali, natri, magie, đồng, sắt, lưu huỳnh, clo và phốt pho,…cũng chiếm tỷ lệ lớn.

Súp lơ xanh có giá trị dinh dưỡng cao hơn súp lơ trắng, đồng thời nó cũng là loại rau có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn lão hóa và sự phát triển của các tế bào ung thư rất tốt.

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong bữa ăn hàng ngày, bạn chỉ cần bổ sung một lượng nhỏ mầm súp lơ xanh là đã có thể phòng ngừa được các bệnh như viêm loét dạ dày hay ung thư dạ dày, bệnh tiểu đường, hay bệnh về đường tiêu hóa...

Một số công dụng chữa bệnh cực tốt của rau súp lơ:

Đối với ra súp lơ, hấp là cách chế biến tốt nhất để giữ được chất dinh dưỡng. Ảnh minh họa

Tốt cho người bị tiểu đường

Súp sơ xanh có hàm lượng sulforaphane rất cao. Đây là một hợp chất tự nhiên thường có trong các loại rau họ cải có khả năng thay thế Thu*c điều trị bệnh tiểu đường. Hợp chất này giúp cân bằng quá trình sản xuất glucose trong cơ thể, cải thiện chức năng lọc thải độc tố của các tế bào gan và thận.

Ngoài ra, chất sulforaphane trong súp lơ không chỉ làm giảm lượng đường trong máu mà còn khuyến khích sản xuất enzyme bảo vệ mạch máu và giảm số lượng phần tử gây tổn thương tế bào. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng hợp chất sulforaphane có khả năng tiêu diệt các tế bào gốc ung thư, làm giảm nguy cơ mắc ung thư phổi và ung thư đại trực tràng.

Tốt cho người bị viêm xương khớp

Đây là kết luận của một nghiên cứu tại Anh. Các nhà khoa học đã cho 20 người bị viêm xương khớp ăn 100g súp lơ xanh mỗi ngày. Sau 2 tuần thì điều kì diệu đã xảy ra. Các lớp sụn bị tổn thương tại các khớp cổ tay, ngón tay, khớp gối, khớp háng bắt đầu được tái tạo. Chất sulforaphane cũng giúp ức chế một loại enzyme phá hủy sụn khớp.

Giáo sư Alan Silman, người chuyên nghiên cứu về bệnh viêm khớp tại Anh cho biết: Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về chế độ ăn uống cũng như loại thực phẩm có thể ngăn ngừa bệnh viêm xương khớp. Do vậy, phát hiện lần này sẽ mở ra một hướng đi mới và cũng là niềm hy vọng cho nhiều bệnh nhân.

Tốt khi giải độc cơ thể

Một nghiên cứu mới từ Trường Y tế công cộng Johns Hopkins Bloomberg ở Baltimore (Mỹ) đã chỉ ra lợi ích mới nhất của súp lơ xanh, đó là thải độc cơ thể.

Các nhà khoa học đã chia 291 người này phải sống trong môi trường bị ô nhiễm do khói bụi thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất mỗi ngày đều uống những loại đồ uống có chứa nước tiệt trùng như chanh và dứa. Nhóm thứ 2 cũng uống những loại nước tương tự nhưng có chứa bột đông khô hòa tan làm từ mầm súp lơ xanh.

Sau 6 tuần thực hiện, kết quả cho thấy cả hai nhóm đều có những chuyển biến tốt, các chất độc có trong cơ thể dần được loại bỏ. Trong đó, nhóm thứ 2, những người uống nước có chứa bột đông khô hòa tan từ mầm súp lơ xanh đã bài tiết benzene và acrolein ở mức độ cao nhất. Hai chất này tương ứng là chất gây ung thư và chất kích thích phổi ở người.

Tốt với người bệnh ung thư

Sulforaphane trong bông cải xanh cũng đã được nghiên cứu cho thấy có tác dụng tiêu diệt các tế bào gốc ung thư, là nguyên nhân tăng trưởng khối u. Hơn nữa, hợp chất glucoraphanin - tiền thân của sulforaphane - có trong bông cải xanh có tác dụng tăng enzym tế bào bảo vệ chống lại những tổn thương từ các hóa chất trị liệu.

Trước đó, một nghiên cứu công bố trên tạp chí PLoS One, cho thấy chỉ cần ăn bốn lần bông cải xanh mỗi tuần có thể bảo vệ người bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Những sai lầm khi ăn rau súp lơ nhiều người vẫn mắc phải

Không ăn phần súp lơ bị mốc

Hoa súp lơ, đặc biệt là súp lơ trắng thường dễ phát hiện bị nấm mốc gây đổi màu trên hoa. Nếu gặp súp lơ bị nấm, khi ăn bạn phải cắt bỏ, tuyệt đối không ăn phần nấm mốc này vì sẽ không tốt cho sức khỏe của người ăn phải.

Ngoài ra, trên bề mặt hoa lơ, nhưng bông hoa nhỏ li ti này nếu xuất hiện màu vàng thì chứng tỏ nó đang bắt đầu bị phân hủy, hoặc nếu phát hiện súp lơ bị mềm thì tốt nhất nên mạnh dạn loại bỏ, không ăn.

Không nên cắt nhỏ rau rồi ngâm nước vì sẽ làm thất thoát hết chất dinh dưỡng. Ảnh minh họa

Không ăn rau trái vụ

Súp lơ xanh và súp lơ trắng đều rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi mua súp lơ không đúng vụ rất dễ bị nhiễm Thu*c khích thích tăng trưởng, hoặc Thu*c trừ sâu. Tốt nhất khi ăn cần chọn thời điểm thích hợp để chọn rau cho đúng vụ. Súp lơ xanh ngon nhất là khoảng từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 10, trong khi súp lơ trắng lại được thu hoạch chủ yếu vào giữa tháng 12 đến giữa tháng 4 hàng năm. Bạn nên mua đúng loại súp lơ vào mùa chúng nở rộ để có được những cây súp lơ tươi ngon nhất.

Không chế biến súp lơ quá kỹ

Khi chế biến súp lơ cần lưu ý không nấu kỹ vì sẽ làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng của thực phẩm như các vitamin, đặc biệt là nhóm chất ngăn ngừa ung thư sẽ bị giảm hay mất tác dụng.

Ngoài ra, khi rửa súp lơ không nên cắt nhỏ súp lơ rồi mới rửa mà phải rửa trực tiếp dưới vòi nước. Sau đó, bạn ngâm nước muối 5-10 phút đề phòng nếu có sâu ẩn bên trong sẽ tự bò ra.

Không nên vứt bỏ cuống

Bạn nghĩ rằng phần cuống của bông cải xanh không có chứa thành phần giúp ích gì cho cơ thể, vì vậy bạn thường bỏ chúng đi khi chế biến. Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng vì phần cuống là một bộ phận chứa nhiều chất xơ hơn cả so với bông cải, bạn có ngạc nhiên về điều này không?

Thậm chí, khi được nấu lên, nó còn có vị ngọt hơn rất nhiều bông cải. Vì vậy, khi chế biến món ăn bạn nên chế biến cả phần cuống và chú ý nên bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài để không bị cứng cũng như nên nấu thời gian lâu hơn so với các bộ phận khác.

Không bỏ lá của bông cải

Khi sử dụng bông cải, nếu bạn có thói quen bỏ lá thì đây là một sai lầm cực kỳ lớn. So với các bộ phận khác thì trong lá bông cải có chứa hàm lượng beta-carotene rất cao. Chất này hoạt động tương tự như chất chống oxy hóa và chống lại các bệnh ung thư. Bên cạnh đó, nó cũng chứa rất nhiều lượng vitamin A, C.

Thống kê cho thấy rằng, 43% nhu cầu vitamin C của cơ thể mỗi ngày được đáp ứng bởi 30gr lá bông cải xanh.

Vì vậy, nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh, bệnh thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi cũng sẽ giảm đáng kể nếu ăn bông cải xanh kèm theo lá hàng ngày. Bạn có thể chế biến lá tương tự như bông cải như luộc, xào, nướng.

Không nên xào hay luộc kỹ

Mọi người thường có thói quen luộc bông cải trong nước như nhiều món ăn khác, nhưng việc làm này sẽ vô tình làm cho lượng vitamin, các khoáng chất trong đó bị hòa tan vào nước và gây ra tình trạng bay hơi các chất dinh dưỡng.

Để bông cải xanh có thể phát huy được tác dụng đối với sức khỏe, bạn hay đem chúng hấp sơ qua và sử dụng. Cách khác để có thể hấp thu hết các dưỡng chất vốn có trong bông cải xanh bạn có thể ăn sống, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng cách như vậy.

Theo M.H/Gia đình & Xã hội

Link bài gốc Lấy link

https://giadinh.net.vn/song-khoe/loai-rau-ma-chuyen-gia-dinh-duong-nao-cung-khuyen-tang-cuong-nhung-nhieu-nguoi-van-an-sai-cach-20181218150010461.htm

Theo M.H/Gia đình & Xã hội

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/loai-rau-ma-chuyen-gia-dinh-duong-nao-cung-khuyen-tang-cuong-nhung-nhieu-nguoi-van-an-sai-cach/20210606011013542)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY