Dinh dưỡng hôm nay

Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của CỦ LẠC đối với sức khỏe

Lạc hay Đậu phộng, đậu phụng là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ. Hạt lạc (ánh lạc) là loại thực phẩm rất giàu năng lượng, protein và có tác dụng tuyệt vời với sức khỏe mà có thể bạn chưa biết.

Dưới đây là 8 lợi ích khi ăn lạc:

1. Phòng chống trầm cảmxml:namespace prefix="o" />

Đậu phộng cũng dồi dào nguồn axit amino tryptophan, cần thiết cho quá trình sản xuất serotonin. Serotonin có lợi cho não, giúp cải thiện tâm trạng, giảm chứng trầm cảm.

2. Chống ung thư

Lạc có chưa chất beta - sitoserol (SIT) là một dạng của phytosterol. Chất này không chỉ bảo vệ chống lại bệnh tim mạch bằng cách can thiệp vào sự hấp thu cholesterol. Lạc còn giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư bằng cách ức chế phát triển các khối u.

3. Chống loãng xương

Trong hạt lạc cũng có chứa một lượng nhỏ canxi và vitamin D. Cả hai chất này hợp tác với nhau giúp tăng cường sức khỏe của xương, bao gồm cả tốt cho sức khỏe của răng.

4. Giảm nguy cơ sinh con dị tật

Nguồn axit folic chứa trong đậu phộng rất cần thiết cho phụ nữ khi mang thai.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ trước khi mang thai hoặc trong thời kỳ đầu mang thai, nếu được bổ sung 400 micrograms axit folic mỗi ngày sẽ có thể giảm nguy cơ sinh con khuyết ống thần kinh đến 70%.

5. Giảm cân, tuần hoàn máu

Rất nhiều người lầm tưởng rằng, trong lạc có hàm lượng chất béo cao, tuy nhiên, thực tế nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, lạc có thể giúp bạn kiểm soát trọng lượng và ngăn ngừa béo phì rất hiệu quả.

Trong lạc có chứa axit folic, nó chứa rất nhiều axit không bão hòa đơn béo, làm giảm cholesterol trong máu cao. Ngoài axit folic, lạc cũng chứa nhiều cellulose hữu ích, một vai trò rõ ràng về chất thải đường ruột, không gây béo phì.

Lạc chứa polyphenol tự nhiên ngoài việc giảm kết tập tiểu cầu, bảo vệ tim còn có tác dụng chống lão hóa rất tốt.

1/4 bát lạc (khoảng 30 g) có thể cung cấp 35% lượng mangan cần thiết cho cơ thể. Mangan là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa chất béo và carbonhydrate, sự hấp thụ canxi và quy định lượng đường trong máu.

6. Tốt cho tim, tăng cường trí nhớ

Do vitamin B3 và niacin trong lạc mang lại nhiều ích lợi cho não bộ bằng cách tăng cường hoạt động của não và tăng trí nhớ.

Một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lạc, bơ lạc và các sản phẩm từ lạc khác giúp bảo vệ tim, có tác dụng tốt trong phòng chống các bệnh tim mạch.

Những người thường xuyên ăn lạc và các sản phẩm từ lạc, có thể hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh tim mạch 35%.

7. Giảm tỷ lệ mắc bệnh mạch vành

Phụ nữ mãn kinh thường xuyên ăn lạc có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lạc có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Lạc rất giàu chất béo không bão hòa đơn, và chất chống oxy hóa như axit oleic. Hãy ăn lạc hoặc các thực vật họ đậu khác ít nhất 4 lần/tuần để làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và động mạch vành.

8. Ngừa sỏi mật, chống lão hóa, hạ cholesterol

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng, những người mà ăn ít nhất 58 g lạc hoặc bơ lạc mỗi tuần có thể giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật là 25%.

Không chỉ giúp tăng cường trí nhớ, niacin trong lạc còn giúp hạ thấp và kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu. Mặt khác, nhờ chứa nhiều lượng đồng nên khi ăn lạc sẽ giúp tăng lượng cholesterol có lợi.

Lạc chứa polyphenol tự nhiên ngoài việc giảm kết tập tiểu cầu, bảo vệ tim còn có tác dụng chống lão hóa rất tốt.

***

NHỮNG AI KHÔNG NÊN ĂN LẠC

Nguồn vitamin E, khoáng chất, mangan, chất dầu tự nhiên, axit Omega 3 rất tốt cho người bị suy nhược, bồi dưỡng cơ thể, giúp da, tóc chắc khỏe…

Tuy nhiên, những thành phần này của lạc lại có tác hại lớn đến một số những trường hợp mắc bệnh như:

Người bị bệnh gút

Nguyên nhân gây bệnh gút là do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong máu. Nếu ăn chế độ nhiều chất béo sẽ làm lượng uric trong máu tăng khiến bệnh nặng hơn.

Trong khi đó lạc lại chứa nhiều protein, chất dầu vì vậy nếu ăn lạc sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, khiến bệnh nặng hơn.

Bệnh nhân tiểu đường

Việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng để lượng đường không tăng lên. Việc sử dụng chất béo cũng không được quá 30g mỗi ngày. Trong khi đó 18 hạt lạc sẽ tương đương với 10g chất béo.

Vì vậy, việc ăn lạc với người bệnh tiểu đường là vô cùng có hại.

Người bị cao huyết áp

Tương tự với người tiểu đường và người bệnh gút. Người cao huyết áp ăn nhiều dầu ăn sẽ làm tăng huyết áp, động mạch xơ cứng, gây nguy hiểm cho bạn.

Người hay bị nóng trong

Theo Đông y lạc vị ngọt, tính nóng có thể gây nóng trong. Do đó những người bị nhiệt, hay bị mụn, nóng trong không nên ăn lạc. Vì ăn lạc sẽ khiến bạn khó thở và khiến cơ thể nóng thêm.

Người vừa phẫu thuật túi mật

Thông thường khi ăn lạc sẽ khiến kích thích dịch mật tăng tiết có lợi cho tiêu hóa. Tuy nhiên, với những người mới phẫu thuật túi mật thì lại không nên ăn lạc.

Vì khi cắt bỏ túi mật, cơ thể không có sự dự trữ mật gây khó khăn trong tiêu hóa. Lạc chứa chất béo nên khó tiêu hóa. Nếu ăn vào sẽ gây hại cho gan.

Người bị bệnh phù thũng

Lạc chứa một hoạt chất có tác dụng làm đông máu tạm thời. Nếu những người bị phù thũng, ăn lạc sẽ khiến khiến cơ thể bị tổn thương, máu ứ động khiến tình trạng phù thũng trầm trọng hơn.

Phụ nữ mang thai

Một nghiên cứu tại Bệnh viện Sainte Justine (Canada) đã chỉ ra rằng nếu phụ nữ ăn lạc trong thời kỳ mang thai sẽ khiến trẻ sau này dễ mắc bệnh dị ứng cao hơn 4 lần so với những đứa trẻ khác.

Nếu phụ nữ cho con bú ăn lạc cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh trẻ em ở những em bé này.

Lưu ý khi ăn lạc:

- Tuyệt đối không được ăn lạc mốc. Vì trong lạc mốc có chứa mầm mống của chất gây ung thư, chất độc, nấm mốc có hại cho sức khỏe của bạn. Khi ăn phải những hạt lạc có mùi lạ, mùi hắc, vị chua,…nên loại bỏ ngay.

- Không nên ăn lạc mọc mầm. Vì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, lạc mọc mầm và lạc mốc có thể bị ô nhiễm bởi chất độc Hoàng khúc, nếu được sử dụng làm thức ăn sẽ gây hại cho sức khỏe con người.

- Không ăn lạc khi bạn đang bị ho. Khi bị ho, bạn không nên ăn lạc vì lạc có chứa lượng dầu lớn. Chính điều này sẽ gây kích ứng cổ họng và tăng tiết đờm. Bởi thế, lạc không phải là thực phẩm khuyên được dùng khi bị ho.

- Không ăn lạc khi bị mụn. Theo Đông y, lạc hoặc đậu phộng có vị ngọt, tính nóng. Chính vì vậy ăn nhiều đậu phộng sẽ gây nóng trong người. Bởi thế, người đang bị mụn hay bị nóng trong người nên tránh xa loại thực phẩm này.

Hoài Nguyễn

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/loi-ich-suc-khoe-tuyet-voi-cua-cu-lac-doi-voi-suc-khoe-25787/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY