Tía tô trị căng thẳng và mất ngủ
Mất ngủ và căng thẳng là căn bệnh phổ biến ngày nay. Kết hợp lá tía tô với các loại thảo dược khác như cúc La Mã (chamomile) hoặc cây nữ lang (valerian) có thể làm giảm 2 triệu chứng trên.
Bên cạnh đó, chất chống ôxy hóa trong lá tía tô cũng có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do gây hại cho tế bào, giúp ngừa bệnh ung thư.
Tía tô giúp giải cảm
Lá tía tô tính ấm, vị cay, là vị thuốc dân gian hay dùng để trị cảm mạo. Khi bị sốt, có thể xông lá tía tô (cùng với một số lá xông khác) để giải độc tố và thoát mồ hôi. Cháo tía tô với hành lá (có thể cho thêm trứng gà) cũng là món ăn giải cảm đơn giản mà hiệu quả, giúp hồi phục sức khỏe.
Tía tô chữa các bệnh về đường ruột
Uống nước trà lá tía tô giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và chữa trị các bệnh về đường ruột cũng như dạ dày. Khi dùng chung với lá bạc hà và các loại thảo dược khác, lá tía tô giúp xoa dịu triệu chứng khó tiêu, ợ nóng, đầy hơi, đau bụng...
Ngoài ra, thành phần kháng khuẩn có trong lá tía tô còn kích thích hệ miễn dịch, giúp xoa dịu các triệu chứng đau nhức cơ bắp.
Tía tô giúp làm đẹp da
Với nhiều dưỡng chất và vitamin, lá tía tô có thể giúp làm đẹp da. Ngoài ra, với đặc tính kháng viêm, làm se vết loét, lá tía tô còn có tác dụng chăm sóc da bị nổi mụn. Nhỏ vài giọt tinh dầu lá tía tô vào nước súc miệng cũng có thể giúp giảm sưng nướu và trị hơi thở có mùi.
Lá tía tô có thể được dùng tươi hoặc phơi khô, lá tươi có thể giã lấy nước hoặc chế biến món ăn, lá khô thì dùng để pha trà. Tuy lá tía tô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng cần lưu ý khi sử dụng loại thảo dược này. Không nên dùng chung lá tía tô với các loại thuốc đặc trị khác vì có thể gây phản ứng thuốc.
Bệnh nhân mắc bệnh tăng nhãn áp cũng không nên dùng vì tinh dầu có trong lá tía tô sẽ gia tăng áp lực lên đôi mắt. Người sắp phẫu thuật hoặc hay bị dị ứng cũng nên cẩn thận vì lá tía tô có thể gây tình trạng hôn mê kéo dài hoặc chóng mặt, nôn mửa.
Theo PNO
Chủ đề liên quan: