Cây thuốc quanh ta hôm nay

Lục lạc kim, trị đau mình mẩy

Loài phân bố rộng ở Ân Độ, Mianma tới Đài Loan và bán đảo Đông Dương. Ở nước ta, thường gặp ở đất hoang, nơi ẩm lầy, rừng thông đến 1000m

Lục lạc kim - Crotalaria acicularis Ham. ex Benth; thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Cây thảo hằng năm, nằm, có nhiều thân dạng sợi, có lông hoe lún phún. Lá bầu dục, có lông hoe, dài 2cm; lá kèm như kim. Cụm hoa ở ngọn hay nách lá, ngăn rồi dài ra đến 3-11cm, ít hoa; hoa vàng, dài 5mm; đài hai môi; cánh cờ tròn, to 4mm. Quả nâu đen, không lông, dài 1cm; hạt 10-12, nâu bóng.

Hoa tháng 11.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Crotalariae Acicularis.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố rộng ở Ân Độ, Mianma tới Đài Loan và bán đảo Đông Dương. Ở nước ta, thường gặp ở đất hoang, nơi ẩm lầy, rừng thông đến 1000m, từ Lào Cai đến Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh.

Công dụng

Ở Lào, người ta dùng cây làm Thu*c hãm uống trị đau mình mẩy.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/luc-lac-kim-tri-dau-minh-may/)

Tin cùng nội dung

  • Theo Y học cổ truyền, dược liệu Lục lạc kim Ở Lào, người ta dùng cây làm Thu*c hãm uống trị đau mình mẩy.
  • Theo y học cổ truyền, dược liệu Kinh giới có vị cay, tính hơi nóng; có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, trừ sốt nóng, khư phong và chỉ ngứa. Nếu sao đen thì chỉ huyết. Thường dùng trị: Cảm cúm mùa hè, say nóng, sốt không đổ mồ hôi, nhức đầu; Viêm dạ dày ruột cấp, hơi thở nặng; Bại liệt, phong thấp, đau xương, đau mình; Giảm niệu. Cũng còn được dùng chữa băng huyết, rong huyết, thổ huyết, đại tiện ra máu...
  • Khi bị đau nhức, nhất là vết bầm tím, ứ huyết, đau cơ, đau mình, nhức mỏi chân tay, ta có thể tận dụng những cây cỏ và động vật sống tự nhiên để trị bệnh dưới nhiều hình thức.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY