Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Kinh giới - Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland. (E. cristata Willd.)

Theo y học cổ truyền, dược liệu Kinh giới có vị cay, tính hơi nóng; có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, trừ sốt nóng, khư phong và chỉ ngứa. Nếu sao đen thì chỉ huyết. Thường dùng trị: Cảm cúm mùa hè, say nóng, sốt không đổ mồ hôi, nhức đầu; Viêm dạ dày ruột cấp, hơi thở nặng; Bại liệt, phong thấp, đau xương, đau mình; Giảm niệu. Cũng còn được dùng chữa băng huyết, rong huyết, thổ huyết, đại tiện ra máu...

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Kinh giới

Kinh giới - Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland. (E. cristata Willd.), thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

Mô tả: Cây thảo cao 30-40cm hay hơn. Thân vuông, mọc đứng, có lông mịn. Lá mọc đối, phiến thuôn nhọn, dài 5-8cm, rộng 3cm, mép có răng cưa, cuống lá dài 2-3cm. Hoa nhỏ, không cuống, màu tím nhạt. Quả gồm 4 quả hạch nhỏ, nhẵn (quả bế tư).

Cây ra hoa vào mùa hạ, mùa thu.

Bộ phận dùng: Thân cây trên mặt đất - Herba Elsholtziae Ciliatae.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Âu Á ôn đới, thường được trồng ở khắp nơi để lấy cành lá làm rau ăn. Trồng bằng hạt. Chọn hạt ở những cây khoẻ tốt, đem trộn đều với tro rồi gieo. Nó thích hợp với đất nhiều mùn, khô ráo, có nhiều ánh sáng. Cần phủ rơm rạ và tưới nước đều. Độ 3-4 tháng sau khi trồng đã có thể thu hoạch. Cắt cành lá của những cây đang ra hoa, chặt ngắn, phơi hay sấy nhẹ tới khô. Bảo quản nơi khô ráo.

Thành phần hoá học: Trong cành lá có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là elsholtzia keton.

Tính vị, tác dụng: Kinh giới có vị cay, tính hơi nóng; có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, trừ sốt nóng, khư phong và chỉ ngứa. Nếu sao đen thì chỉ huyết.

Công dụng: Thường dùng trị 1. Cảm cúm mùa hè, say nóng, sốt không đổ mồ hôi, nhức đầu; 2. Viêm dạ dày ruột cấp, hơi thở nặng; 3. Bại liệt, phong thấp, đau xương, đau mình; 4. Giảm niệu. Cũng còn được dùng chữa băng huyết, rong huyết, thổ huyết, đại tiện ra máu. Liều dùng 3-10g, dạng Thu*c sắc. Dùng ngoài, giã cành lá tươi đắp trị viêm mủ da, mụn nhọt.

Đơn Thu*c:

1. Chữa cảm mạo, phong hàn phát sốt, nhức đầu ê ẩm, đau mình, không có mồ hôi, hay đổ mồ hôi khi gặp gió lạnh, trẻ em lên sởi, lở ngứa: Dùng Kinh giới cả hoa cành 20g sắc uống, hoặc phối hợp với các vị Thu*c khác.

2. Chữa cảm gió lạnh nhức đầu, chảy nước mũi: Dùng hoa Kinh giới khô (Kinh giới tuệ), Bạch chỉ, hai vị bằng nhau tán nhỏ, uống mỗi lần 4g với nước chè nóng, cho ra mồ hôi.

3. Chữa cảm đau nhức các đầu xương: Kinh giới tươi 50g, Gừng sống 10g, giã vắt lấy nước uống còn bã đánh dọc sống lưng. Hoặc dùng Kinh giới 20g, Tía tô 10g, sắc nước uống, đắp chăn cho ra mồ hôi.

4. Chữa cảm thể nóng: Dùng Kinh giới 8g, Bạc hà 8g, Cam thảo đất 12g, sắc nước uống 2-3 lần trong ngày.

5. Xuất huyết (Chảy máu cam, băng huyết...): Dùng Kinh giới tuệ sao đen 15g sắc nước uống.

6. Mẩn ngứa ngoài da do dị ứng: Hoa Kinh giới 12g, Hoa Húng quế 12g, lá Đơn đỏ 12g sắc nước uống 1 lần, ngày uống 2-3 lần.

7. Viêm mũi dị ứng: Dùng hoa Kinh giới 8g, Bạc hà 8g, hoa Húng quế 8g, Cây cứt lợn 12g, lá Cối xay 12g, sắc nước uống, chia 2 lần trong ngày.

8. Chữa trẻ em lên sởi và các chứng lở ngứa: Dùng Kinh giới và Kim ngân hoa (cả hoa, lá, cành) mỗi vị 15-20g sắc uống.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-kinh-gioi-elsholtzia-ciliata-thunb-hyland-e-cristata-willd)

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) - Tôi hay bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, nhất là lúc thời tiết thay đổi. Vậy xin BS cho biết có phải tôi bị viêm xoang không?
  • Viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng bệnh thường kéo dài và gây nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh.
  • Chảy nước mũi, hắt hơi từng tràng, ngứa mũi và nghẹt mũi là những triệu trứng điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng (VMDU).
  • Tôi được biết loại máy của Đức (tên gọi là Medisana) điều trị viêm mũi dị ứng bằng phương pháp trị liệu quang học nhưng chưa biết độ tin cậy thế nào.
  • Theo Đông y, kinh giới vị cay, tính ôn, vào kinh phế và can. Có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu.
  • Thời tiết chuyển mùa, nhiều người bị hen (suyễn), viêm mũi dị ứng do nhạy cảm với môi trường nhưng không biết rằng hai bệnh này liên quan với nhau.
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Lở ngứa, mẩn tịt là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, mùa nào cũng có thể mắc nhưng thường gặp nhất vào mùa hè. Nguyên nhân gây bệnh có nhiều, theo Đông y chủ yếu là do chứng nhiệt trong cơ thể, phân ra các thể: huyết nhiệt, phong nhiệt hoặc thấp nhiệt. Sau đây là một số bài Thuốc trị theo từng thể.
  • Cây đại ngải còn có tên khác là đại bi, từ bi xanh, bơ nạt. Người Tày gọi là phặc phả, người Thái gọi là co nát. Là loại cây nhỏ, cao khoảng 1 - 3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông.
  • Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc một số phương tiêu biểu để tham khảo và có thể áp dụng trị bệnh lở ngứa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY