Măng tây có giá trị dinh dưỡng rất cao, nó chứa nhiều chất như: chất xơ, protein, gluxit và các vitamin như: A, C, K, B1, B2, B6, axitphuric,… và đặc biệt là chất Innulin, có tác dụng rất tốt cho hệ thống ruột. Đặc biệt, trong măng tây có đến 1/4 khối lượng của nó chứa các chất khoáng cần thiết cho cơ thể con người như: canxi, kali, kẽm, magiê.
Folate trong măng tây vô cùng cần thiết để hình thành ống thần kinh thai nhi cũng như giúp ngăn ngừa dị tật của thai nhi. Nên các chuyên gia dinh dưỡng đặc biệt khuyên các mẹ bầu nên bổ sung món rau này vào thực đơn dinh dưỡng của mình
Bà bầu ăn măng tây thường xuyên có tác dụng rõ rệt trong việc sản xuất insulin tại tuyến tụy. Ngoài ra, nhờ chứa nhiều các hợp chất chống oxy hóa nên măng tây có tính kháng viêm hiệu quả. Nhờ đó có thể ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh viêm cổ tử cung hay tiểu đường thai kỳ.
Măng tây chứa hàm lượng chất xơ lớn có khả năng nhuận tràng và chống táo bón cho bà bầu. Đặc biệt là một loại carbohydrate có tên là inulin sẽ giúp cho các lợi khuẩn như bifidobacteria hay lactobacilli trong đường ruột tăng trưởng thuận lợi. Nhờ vậy, hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Với thành phần chứa chất chống lại oxy hóa vô cùng hiệu quả là glutathione nên sử dụng các món ăn làm từ măng tây sẽ giúp chị em ngăn ngừa lão hóa và tăng khả năng miễn dịch.
Bà bầu có thể ăn măng tây trong suốt thời gian mang thai và sau mang thai. Có thể bạn không biết sau khi mang thai mà vẫn duy trì ăn măng tây sẽ giúp cơ thể tiết nhiều sữa cũng như các chất dinh dưỡng có trong sữa.
Đối với măng tây bạn chỉ cần ăn một lượng vừa đủ với cơ thể, không nên ăn dư chất.
Không nên nấu quá kĩ đối với măng tây. Vì các chất axit folic rất dễ bị biến chất khi gặp nhiệt độ cao quá lâu.
Không nên ăn dư quá nhiều chất axit folic từ măng tây. Vì dư chất sẽ dẫn đến các vấn đề về dư chất axit folic.
Mẹ bầu nên chọn các loại măng tây non hoặc đủ tuổi thì khi có các dưỡng chất mới có đầy đủ.
Măng chọn ngọn thon nhỏ, màu xanh non, chú ý nhìn gốc măng xem có màu tim tím hoặc có xơ không, đó là măng già đó, ăn sẽ chỉ ăn được phần ngọn mà lại ít ngọt hơn.