Ảnh minh họa |
Theo Đông y, rau mồng tơi có tính hàn, có tác dụng hoạt trung, tán nhiệt, lợi đại tiện. Việc dùng rau mồng tơi làm thực phẩm hàng ngày sẽ giúp dưỡng da, trị rôm sảy, mụn nhọt và giải nhiệt hiệu quả. Bên cạnh đó, rau mồng tơi còn có tác dụng tăng cường và lưu thông tân dịch trong cơ thể, trị tiểu gắt, phân khô cứng.
Tuy nhiên, “mặt trái” của rau mồng tơi là nếu quá lạm dụng sẽ dẫn đến những nhiều bệnh không mong muốn.
1. Gây bệnh sỏi thận
Các kết quả nghiên cho thấy rau mồng tơi chứa nhiều purin, hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ gây sỏi thận. Bên cạnh đó, các axít oxalic trong rau mồng tơi còn làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu khiến sỏi thận ngày càng phát triển.
2. Gây khó chịu trong dạ dày
Mặc dù rau mồng tơi có chứa hàm lượng chất xơ cao, một chén rau mồng tơi nấu chín có chứa khoảng 6g chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nhưng nếu ăn quá nhiều cùng một lúc cũng khiến dạ dày khó chịu.
Đồng thời, với đặc tính hàn, tán nhiệt của rau mồng tơi thì người tỳ vị hư hàn (lạnh bụng), đang có vấn đề về tiêu hóa cũng nên hạn chế sử dụng để tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
3. Gây kém hấp thu
Axít oxalic có trong rau mồng tơi là một loại chất hóa học khi liên kết với sắt và canxi sẽ làm cho cơ thể khó hấp thụ được các chất này. Bạn nên ăn kèm rau mồng tơi cùng với các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C chẳng hạn như nước cam, cà chua để giúp cơ thể hấp thụ canxi và sắt dễ dàng hơn.
4. Tạo mảng bám ở răng
Khi ăn rau mồng tơi, các axít oxalic có trong rau này không hòa tan trong nước mà tạo thành các mảng bám hoặc nhớt xung quanh răng, gây cảm giác khó chịu. Vì vậy, cần đánh răng sau khi ăn để loại bỏ những mảng bám này.
Từ những “mặt trái” trên đây, lời khuyên dành cho bạn là nên biết cách ăn uống hợp lý, tránh lạm dụng để giúp rau mồng tơi phát huy được những giá trị dinh dưỡng của nó.
Hằng Ni
Chủ đề liên quan: