Mề đay cấp tính là tình trạng da bị nổi mề đay dưới 6 tuần. Giai đoạn này, các biểu hiện bệnh lý thường khởi phát đột ngột trên diện rộng và có xu hướng tự thuyên giảm sau khi áp dụng biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách. Một số trường hợp, mề đay cấp tính chỉ xuất hiện trong vài giờ và tự biến mất mà không can thiệp y tế.
Mề đay cấp tính là tình trạng da bị nổi mề đay dưới 6 tuần
Mề đay cấp tính là trường hợp của bệnh nổi mề đay kéo dài dưới 6 tuần. Mề đay cấp tính đặc trưng bởi tổn thương da xuất hiện đột ngột, có thể tập trung ở các khu vực da hoặc lan rộng ra toàn thân.
So với bệnh mề đay mãn tính thì các triệu chứng của mề đay cấp tính thường đáp ứng tốt và có xu hướng thuyên giảm đáng kể khi được điều trị và chăm sóc hợp lý. Với các trường hợp không được xử lý đúng cách, mề đay sẽ kéo dài và chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Hầu hết các trường hợp mắc mề đay cấp tính thường sẽ có các tổn thương da xuất hiện đột ngột và tốc độ lan rộng nhanh. Phạm vi ảnh hưởng và hình thái của mề đay cấp tính sẽ phụ thuộc vào cơ địa,nguyên nhân gây bệnh và thể trạng.
Các triệu chứng đặc trưng bệnh mề đay cấp tính:
Thường, mề đay vật lý (do nước, ánh nắng, ma sát,…) sẽ có phạm vi ảnh hưởng nhỏ hơn với mề đay do tác động của các yếu tố nội sinh (rối loạn nội tiết tố, hệ miễn dịch suy yếu, căng thẳng, nhiễm trùng).
Hầu hết các trường hợp mắc mề đay cấp tính thường sẽ có các tổn thương da xuất hiện đột ngột và tốc độ lan rộng nhanh
Các triệu chứng bệnh mề đay cấp tính có thể bùng phát khi bị tác động bởi các nguyên nhân và gặp các yếu tố thuận lợi như:
Đa số các trường hợp bị mề đay cấp tính thường chỉ gây ra các tổn thương ngoài da, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, các biểu hiện của bệnh lý sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt, các cơn ngứa sẽ xuất hiện nhiều về đêm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, mề đay cấp tính còn có thể gây ra các biến chứng như:
Nhiễm trùng da: Khu vực da bị tổn thương do mề đay cấp gây ra thường không bị lở loét, mụn nước, vết thương hở. Tuy nhiên, nếu người bệnh cào gãi, chà xát mạnh có thể có thể gây trầy xước, chảy máu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm.
Phù mạch: Theo các thống kê trong quá trình điều trị cho thấy, có khoảng 20% ca bệnh nổi mề đay cấp tính có hiện tượng phù mạch hay còn gọi mề đay phù mạch.
Khác với mề đay thông thường, mề đay phù mạch gây ra các tổn thương sâu trong da, các triệu chứng thường khu trú ở những vị trí nhạy cảm như môi, lưỡi, mí mắt, cơ quan sinh dục.
Sốc phản vệ có thể gây suy hô hấp và tử vong nếu không được kiểm soát kịp thời
Viêm kết mạc dị ứng: Mề đay có thể xuất hiện ở quanh mắt và có thể lan đến kết kết mạc dẫn đến cơ quan này bị sưng, viêm. Viêm kết mạc dị ứng thường gây chảy nước mắt, đỏ mắt, khó chịu và ngứa ngáy.
Sốc phản vệ: Trong một vài trường hợp, mề đay cấp tính có thể là biểu hiện của sốc phản vệ. Hiện tượng này là phản ứng dị ứng có mức độ đặc biệt nghiêm trọng. Sốc phản vệ có thể gây suy hô hấp và tử vong nếu không được kiểm soát kịp thời.
Do đó, khi bị mề đay cấp tính kèm theo các triệu chứng như khó thở, chóng mặt, tụt huyết áp, ói mửa, khó nuốt, lúc này bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ xử lý kịp thời.
Theo thống kê có hơn 90% ca bệnh mề đay cấp tính ở mức độ nhẹ, có xu hướng thuyên giảm nhanh sau khi được thăm khám, điều trị và chăm sóc đúng cách. Chưa đến 5% trường hợp nổi mề đay do phù mạch và sốc phản vệ.
Ngoài ra, thống kê cũng cho thấy, khoảng 5% người bệnh nổi mề đay kéo dài và có xu hướng tiến triển thành mãn tính.
Các triệu chứng bệnh mề đay cấp tính có thể thuyên giảm sau vài giờ mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, với các trường hợp mề đay kéo dài hơn 2 ngày và gây các các triệu chứng như ngứa ngáy, nóng rát, khó chịu,…Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện sau:
Chườm lạnh, tắm nước mát: Mề đay là phản ứng ở mao mạch tầng trung bì khi có tác nhân gây kích thích. Do đó, bạn có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy, giảm đau rát và tổn thương da bằng cách tắm nước mát hoặc chườm lạnh.
Khi da tiếp xúc với nhiệt độ lạnh sẽ khiến mao mạch co lại, giảm lưu lượng máu, đồng thời cải thiện hiện tượng viêm.
Tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất và nước: Uống nhiều nước có thể làm giảm mề đay, mẩn ngứa trên da. Bên cạnh việc duy trì độ ẩm tự nhiên cho da, nước còn hỗ trợ quá trình đào thải các độc tố tích tụ và cải thiện các triệu chứng dị ứng.
Ngoài ra, vitamin và khoáng chất tự nhiên từ rau củ, trái cây tươi sẽ tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ phù hồi vùng da bị tổn thương và giảm thiểu tình trạng mề đay kéo dài.
Bạn có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy, giảm đau rát và tổn thương da bằng cách tắm nước mát hoặc chườm lạnh
Thường xuyên dưỡng ẩm cho da: Việc dưỡng ẩm cho da sẽ giảm tình trạng ngứa ngáy, nóng rát. Bạn có thể sử dụng một số sản phẩm dưỡng ẩm lành tính, dịu nhẹ, có chiết xuất từ tự nhiên như nha đam, Niacinamide và Glycerin.
Kết hợp thư giãn, nghỉ ngơi: Mề đay cấp tính có thể là hệ quả do căng thẳng kéo dài, làm việc quá sức, lo âu. Do đó, người bệnh cần dành nhiều thời gian thư giãn, nghỉ ngơi trong quá trình điều trị. Khi căng thẳng được khắc phục, lúc này các tổn thương da do mề đay cấp cũng sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Ngoài ra, trong thời gian điều trị mề đay cấp tính người bệnh cần loại bỏ các yếu tố thuận lợi khiến bệnh lý trở nên nghiêm trọng, bùng phát mạnh mẽ như thức khuya, hút thuốc lá, tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên, dị ứng thức ăn,…
Đối với các trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà nhưng không có hiệu quả, các biểu hiện có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị.
Dựa vào mức độ bệnh lý, độ tuổi mà bác sĩ sẽ có các biện pháp chữa trị khác nhau. Thông thường, để kiểm soát các triệu chứng mề đay cấp, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc Tây. Cụ thể như:
Các loại thuốc kháng Histamin H1: Thuốc được chỉ định trong điều trị mề đay cấp tính và mãn tính, có tác dụng ức chế hệ miễn dịch phóng thích histamin.
Từ đó làm giảm nhanh các tổn thương da cũng như các triệu chứng đi kèm. Trường hợp đáp ứng điều trị kém, bác sĩ có thể kết hợp nhóm thuốc kháng histamin H1 và H2 để kiểm soát bệnh lý tốt hơn.
Thuốc điều trị tại chỗ: Các loại kem bôi, dung dịch có thể được bác sĩ sử dụng để làm giảm cơn ngứa ngáy, làm dịu da, cải thiện các triệu chứng bệnh lý. Một số thuốc dùng ngoài da thường có chứa thành phần Glycerin, Menthol, Kẽm.
Các loại thuốc chứa corticoid dạng uống: Corticoid đường uống chỉ được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp mề đay cấp tính ở mức độ nghiêm trọng và chỉ dùng ở liều thấp trong khoảng thời gian ngắn. Vì nhóm thuốc này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng khi dùng.
Dựa vào mức độ bệnh lý, độ tuổi mà bác sĩ sẽ có các biện pháp chữa trị khác nhau
Tiêm Epinephrine: Trường hợp nổi mề đay do phù mạch, bác sĩ có thể tiến hành tiêm Epinephrine để làm giảm dị ứng, đồng thời ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng như sốc phản vệ.
Các trường hợp mề đay cấp tính thường ít được chỉ định sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế hệ miễn dịch,…Đa phần các loại thuốc này được chỉ định để chữa mề đay ở giai đoạn mãn tính.
Mề đay cấp tính có thể thuyên giảm nhanh nhưng các triệu chứng bệnh lý có thể tái lại nhiều lần, đặc biệt với trẻ em, phụ nữ mang thai và người có cơ địa nhạy cảm.
Tình trạng tổn thương da do mề đay cấp tái phát nhiều lần không chỉ ảnh hưởng đến làn da, gây ngứa ngáy, để lại sẹo thâm mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
Để hạn chế bệnh mề đay cấp tính tái phát, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
Mề đay cấp tính tuy có các triệu chứng thường khởi phát đột ngột nhưng sẽ thuyên giảm nhanh chóng nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Với các trường hợp mề đay cấp tính kèm theo các biểu hiện nghiêm trọng, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được xử lý kịp thời, ngăn ngừa biến chứng sốc phản vệ.
CHỦ ĐỀ DÀNH CHO BẠN:
Chủ đề liên quan: