Nguyên nhân gây bệnh ra mồ hôi chân tay là gì?
Do dây thần kinh giao cảm kích thích mồ hôi tiết ra nhiều hơn bình thường. Dây thần kinh giao cảm gửi tín hiệu tới các mạch máu, buộc chúng co lại, khiến bàn tay bàn chân lạnh ngắt và ẩm ướt. Khi bị tăng tiết mồ hôi cảm xúc, bàn tay, bàn chân bệnh nhân lúc nào cũng ướt sung. Nếu để bàn tay rủ xuống một lúc là có thể thấy nước nhỏ giọt ở các đầu ngón tay; bàn chân luôn luôn ướt, đôi khi xuất hiện tiêu sừng lõm lòng bàn chân (đây là căn nguyên khiến chân nặng mùi).
Ngoài ra còn do những nguyên nhân khác như lo lắng, hồi hộp, xúc động mạnh hay công việc căng thẳng. Do vị giác, do mang thai, mãn kinh, bệnh về thần kinh giao cảm, khối u di căn chèn ép hoàn toàn thần kinh tủy sống, hạ đường huyết, uống thuốc hạ nhiệt salicylat quá liều…
Hơn nữa, yếu tố môi trường, thời tiết khí hậu nhiệt đới như nước ta là điều kiện thuận lợi cho tăng tiết mồ hôi trầm trọng hơn.
Mẹo dân gian chữa mồ hôi tay chân
Ngải cứu:
Ngải cứu tác dụng chữa các chứng bệnh về tiêu hóa, thần kinh, bệnh ngoài da và một số rắc rối về "nguyệt san", ngải cứu còn có tác dụng trong chữa trị chứng đổ mồ hôi chân tay.
Vào mùa lạnh, bạn cho cây ngải cứu vào bát, đốt rồi hơ tay, chân vào hơi nóng bốc lên. Tinh dầu ngải cứu sẽ có tác dụng làm ấm đôi bàn tay, chân của bạn, tốt nhất hiện trạng hư hàn - yếu tố chính gây chứng đổ mồ hôi tay chân.
|
Ảnh minh họa |
Chè xanh:
Có một liệu trình giúp chăm sóc cho làn da khỏe đẹp mà ít bạn trẻ để ý đó là tắm bằng nước lá chè xanh. Tắm nước chè xanh sẽ giúp bạn sảng khoái hơn sau một ngày học tập, làm việc stress.
Nước trà xanh còn ấm áp dụng để ngâm tay ko một số giúp bạn có một làn da tay mịn màng mà còn hạn chế mồ hôi chân, tay tiết ra nữa đấy. Giống như lá lốt, trà xanh không khó kiếm, giả dụ đi chợ sớm để chọn được các búi trà xanh tươi với giá ko quá đắt.
Không chỉ dùng chữa bệnh mà trường hợp hãm trà xanh để uống, bạn sẽ dễ giảm cân hơn và cơ thể cũng thanh lọc, hỗ trợ việc "xử lý" chứng đổ mồ hôi tay, chân từ bên trong. Nếu không có trà xanh thì trà túi hoặc trà mạn là một thay thế không tồi.
Bột mẫu lệ (vỏ hàu):
Bột mẫu lệ (bột làm từ vỏ hàu) là loại dược liệu có tính hơi lạnh, có khả năng làm giảm và dịu đau. Y học cổ truyền sử dụng bột mẫu lệ như một bài thuốc chữa bệnh ra mồ hôi trộm, mồ hôi chân tay rất hiệu nghiệm.
Bạn hãy dùng bột mẫu lệ xoa vào lòng bàn tay khoảng 3 lần một ngày. Mỗi lần xoa nhẹ hai lòng bàn tay với nhau trong vòng 10-15 phút sẽ giữ cho bàn tay khô thoáng và mềm mại suốt cả ngày.
Lá lốt:
Có rất nhiều cách sử dụng lát lốt để trị chứng đổ mồ hôi tay, chân:
Cách thứ nhất dùng thân, lá và rễ lá lốt rang vàng, hạ thổ, sắc uống trong 7 ngày liền, nghỉ 4-5 ngày sau đó tiếp tục sử dụng bài thuốc thêm 1 tuần.
Cách thứ hai, nấu nước lá lốt, cho thêm chút muối tinh, ngâm tay trong nước ấm, áp dụng ít nhất 1 lần trong ngày.
Cách thứ 3, chế biến lá lốt thành những món ăn ngon mà lại có tác dụng như những vị thuốc như chả lá lốt, thịt rang lá lốt, đảm bảo là rất thơm ngon, vừa miệng mà lại có tác dụng chữa bệnh.
Muối:
Dùng muối hạt hòa tan vào nước ấm ngâm ngập bàn tay và bàn chân vào nước ấm. Ngoài ra, còn hai cách khác là rang muối trên chảo nóng rồi hơ, xông chân tay hay gói muối hạt vào một tấm vải sạch rồi đem chờm vào chân tay. Ba cách này đều có thể giúp bạn trị dần chứng đổ mồ hôi chân, tay đó.
|
Ảnh minh họa |
Lá dâu tằm
Một vài lá dâu tằm tươi xanh mơn mởn không chỉ dành làm thức ăn cho tằm nhả tơ mà còn đem đun sôi làm nước uống trị đổ mồ hôi tay, chân.
Hay dùng lá dâu tằm kết với lá lốt, hạt sen, đường kính cho ra một loại nước uống dễ chịu giúp giảm mồ hôi tay, chân.
Không chỉ lá dâu tằm, mà cành cây dâu tằm kết hợp với cỏ xước, cây bị cỡ sắc lên uống cũng có tác dụng trong việc chữa trị đổ mồ hôi tay, chân.
Đào Trần
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: