Tránh xa nấm có màu sắc sặc sỡ
Việt Nam hiện có khoảng hơn 50 loại nấm. Những ca bị ngộ độc nấm thường được ghi nhận là dân cư phía Bắc, những người có thói quen thu hái nấm trong tự nhiên để dùng. Những loại nấm mọc trong tự nhiên thường không được kiểm chứng và dễ bị độc. Các loại nấm ăn được thường có màu trung tính như trắng, trắng đục, nâu. Các loại nấm có màu sắc sặc sỡ như đỏ, xanh lục, có mùi thơm thường là nấm độc.
Nói nấm có màu sắc thường là nấm độc không đồng nghĩa với việc cứ gặp nấm trắng là bạn yên tâm. Trong vụ ngộ độc nấm năm nay, các bệnh nhân cho biết họ đã ăn một loại nấm trắng. Vì thế nên hạn chế ăn nấm ngoài tự nhiên, nấm mà bạn không biết rõ.
Cảnh giác với nấm non
Khi mua nấm bán ở siêu thị, có địa chỉ sản xuất rõ ràng thì việc mua nấm non không đáng ngại. Vì các giống nấm tại các cơ sở này đã được kiểm tra. Nhưng nếu hái nấm ngoài tự nhiên thì cần cảnh giác với nấm non. Khi nấm non chúng thường có hình dạng giống nhau nên khó phân biệt đâu là loại độc, đâu là loại ăn được.
Quan sát gốc nấm
Về hình dạng bên trên nhiều loại nấm độc rất giống nấm lành. Nhưng quan sát kỹ chân nấm thì thường thấy nấm độc có vòng cổ và bao gốc nấm.
Từ từ với loại nấm lạ
Nếu bạn gặp loại nấm lạ và ăn lần đầu tiên thì hãy từ từ. Hãy thử chúng với lượng nhỏ và đợi sau 24h để xem phản ứng. Câu chuyện ngộ độc nấm hoang dã không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà thường xuyên xảy ra ở Mỹ, New Zealand… Một số cây nấm hoang dã không có thành phần độc tính nhưng mọc ở những vùng đất nhiễm kim loại nặng thì chúng cũng có thể gây độc cho người dùng.
Nấm có chứng nhận cũng có thể độc
Nấm trồng được bán trên thị trường có thể chứa chất bảo quản thực vật. Nấm để lâu cũng có thể gây tiêu chảy nôn mửa vì biến chất. Do đó, khi dùng nấm, bạn tránh dùng loại đã có dấu hiệu đổi màu, sờ vào thấy nhớt, có mùi lạ.
Khi mua nấm, nếu thấy gói nấm có những chỗ loang lổ màu sắc khác, mũ nấm rách, nấm chảy nước nhờn thì tuyệt đối tránh.
Nên hạn chế mua nấm dự trữ, nhất là với nấm rơm, nấm bào ngư vì chúng nhanh hỏng. Khi dùng nấm nên nấu chín để các chất độc hại (chất bảo quản, chất kích tăng trưởng, chất độc do nấm để lâu) có thể bị phân hủy.
Thanh Thủy
Chủ đề liên quan: