Ảnh minh họa
Khi thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa thu, khí hậu khô hạn, nhất là thời kỳ bệnh viêm thanh quản hay xảy ra nhất, có thể dùng nước muối để điều trị trong giai đoạn đầu của bệnh.
Cách thực hiện như sau: Khi cảm thấy cổ họng khó chịu, có thể dùng nước muối loãng súc miệng buổi sáng. Khi cổ họng sưng đau, súc họng bằng nước muối ngày 5 - 6 lần, có tác dụng tiêu viêm, khử trùng.
Chảy máu cam: Nếu chảy máu cam, dùng bông gòn thấm nước muối loãng nhét vào lỗ mũi để cầm máu.
Ngừng chảy máu miệng: Nếu chảy máu nhỏ bên trong khoang miệng, súc miệng bằng nước muối có thể thúc đẩy quá trình đông máu và có tác dụng cầm máu tự nhiên.
Flo có trong muối ăn đóng vai trò chống viêm, khử trùng và ngăn ngừa sâu răng. Do đó, hãy súc miệng và đánh răng bằng nước muối vào buổi sáng và buổi tối để ngăn ngừa sâu răng. Nếu bạn bị đau răng, hãy súc miệng bằng nước muối để thanh nhiệt, giảm sưng viêm và giảm đau nhức răng.
Ảnh minh họa
Nếu bị rết, bò cạp cắn, có thể lấy muối ăn hòa với nước nóng rồi thoa lên vết thương sẽ có tác dụng giảm đau, khử trùng tiêu độc.
Nước muối pha loãng rất cần thiết cho xương khớp, cải thiện tình trạng loãng xương, đặc biệt là nước muối loãng được pha bằng nước lọc giàu canxi và khoáng chất.
Canxi không chỉ cần thiết cho người cao tuổi, mà còn cần thiết đối với trẻ em và người trưởng thành, giúp xương khớp chắc khỏe hơn, hạn chế vấn đề chuột rút cơ bắp, suy cơ, mất phương hướng và ngất xỉu.
Ngộ độc thức ăn nhẹ hoặc uống quá nhiều rượu dẫn đến dạ dày khó chịu, bạn có thể uống nước muối đặc để gây nôn, giảm khó chịu.
Ngâm vết thương trong nước muối loãng hoặc vẩy nước muối lên vết thương để sát trùng vết thương và làm dịu vết thương do bỏng.
Ảnh minh họa
Khi bị tiêu chảy, cơ thể sẽ bị mất rất nhiều nước, lượng muối trong cơ thể cũng theo đó bị thải ra ngoài. Từ đó sẽ khiến bản thân cảm thấy đuối sức, mệt mỏi. Trong trường hợp này, bổ sung thêm nước muối có thể làm giảm tiêu chảy hiệu quả và duy trì cân bằng điện giải, tăng thêm sức lực, bớt mệt mỏi.
Muối ăn có tác dụng sát khuẩn rất tốt, hòa tan muối với nước nóng rồi ngâm chân, da chân sẽ hấp thu thành phần khử trùng sát khuẩn trong nước muối, từ đó đạt được công hiệu trị nấm chân.
Bởi vì muối có tác dụng giải nhiệt và khử trùng, buổi sáng sau khi ngủ dậy, cơ thể đã tích lũy nhiều chất thải, uống nước muối loãng không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn và độc tố, mà còn có thể giúp làm sạch đường ruột, thúc đẩy dạ dày hoạt động hiệu quả.
Không những thế, khi nhu động ruột co bóp tốt hơn sẽ giúp đẩy phân ra ngoài, làm giảm lượng phân tồn đọng lại trong đường ruột, giải quyết tình trạng táo bón.
Cách pha nước muối
Đây là cách pha nước muối loãng, vì muối không phải là gia vị được khuyến khích, nên bạn cần chú ý cách pha chính xác. nồng độ nước muối được khuyến cáo là 0.9%.
Nếu bạn sử dụng khoảng 500ml nước muối, chuẩn bị 500ml nước ấm, sau đó dùng 1/10 thìa muối ăn là đủ. Dùng nhiệt độ nước khoảng từ 30-40 độ C.
Những người có chỉ số đường trong máu bình thường có thể uống 1 cốc nước muối ấm vào buổi tối, thêm một chút mật ong thì hiệu quả sẽ tốt hơn.
Hoặc còn một cách khác là bạn có thể pha nước muối loãng kèm với nước ép bưởi hoặc nước chanh có thể phòng ngừa táo bón, làm đẹp, chăm sóc nhan sắc.
Điều cần lưu ý, người bị bệnh cao huyết áp, bệnh thận mãn tính thì không uống nước muối loãng.
(Nguồn: Aboluowang)