Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Một số hiểu lầm về Rằm tháng Giêng nhất định phải tránh để không gặp xui xẻo

(MangYTe) Những phong tục tập quán của rằm tháng Giêng đẹp và đáng gìn giữ nhưng cũng có những biến tướng đáng lo ngại khiến chúng ta cảm thấy phiền muộn và không biết bao giờ mới loại bỏ được chúng.

>> Cúng rằm tháng Giêng 2019 ngày nào tốt, giờ nào tốt để hưởng lộc cả năm?

Tầm quan trọng của ngày lễ rằm tháng Giêng hay Tết nguyên tiêu đã được người xưa đúc rút: “Đi lễ quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” và ngày nay, tất cả các gia đình Việt vẫn tiếp nối truyền thống, đến ngày rằm tháng Giêng, ngoài làm lễ cúng tại nhà, hầu hết mọi người còn đi lễ chùa cầu an lành cho bản thân, gia đình.

Đây được xem là phong tục tập quán mang một giá trị văn hóa đẹp và là đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng ở nước ta. Nhưng nhiều người dân không hiểu được ý nghĩa và giá trị thực sự của Tết Nguyên tiêu này và để xảy ra những sai lầm đáng tiếc.

1. Tranh cướp các đồ cúng lễ

Vào ngày Rằm tháng Giêng, đông đảo dân chúng lên chùa lập đàn, tụng niệm và hồi hướng công đức đầu năm, mong cầu quốc thái dân an. Cầu chư Phật, chư Bồ Tát gia trì cho mọi người được một năm an lành, hạnh phúc, nghiệp chướng tiêu trừ và thành đạt như ý, làm thêm nhiều việc công đức.

Thế nhưng họ lại không nhận thức được không ít những việc sai trái ở ngay nơi thanh tịnh như chùa chiền.

Muốn mang lộc về nhà, họ đã bẻ cành, tranh cướp các đồ cúng lễ ở đình chùa và hớn hở tưởng đó là lộc thánh, lộc Phật.

Quan niệm như vậy là vô cùng nhầm lẫn dẫn đến hao tổn công đức. Theo đạo Phật, Phật là đấng giác ngộ, lộc Phật là giác ngộ chứ chứ không phải là xôi oản, hoa quả mà Phật tử mang đến dâng cúng vào chùa. Xem thêm: Không cầu tài lộc vậy đi lễ chùa đầu năm để làm gì?
Những lễ vật mà Phật tử thập phương dâng cúng chỉ là lộc phàm chứ chưa phải là lộc Phật. Các lễ vật này trình lên để Tam Bảo chứng minh cho cái tâm bố thí, hỷ xả của tín chủ chứ không phải như mọi người vẫn nghĩ.

Đó là chưa kể hành động bẻ cành lộc là hành động phá hoại, chen lấn xô đẩy, cướp đồ gây lộn xộn, mất mỹ quan nơi thiêng liêng còn làm giảm mất phúc báo mình đang có. Hãy giữ cái tâm lành thì cuộc sống an lành, đâu cần tranh cướp chút lộc mới có được lộc?

2. Dâng sao giải hạn


Thời điểm đầu năm và đặc biệt dịp Tết nguyên tiêu, người người, nhà nhà rủ nhau đi dâng sao (nếu gặp sao tốt), giải hạn (nếu gặp hạn xấu).

Có nhiều người bỏ ra hàng triệu đồng để “dâng sao giải hạn” cho cả gia đình. Họ không hề hay biết cách làm này đã tiếp tay cho các hủ tục mê tín dị đoan có cơ hội sống lại và hoạt động công khai.

Có thể bạn quan tâm: XEM SAO HẠN NĂM 2019 cho mọi độ tuổi chính xác và dễ hiểu
Để là biểu hiện cho thấy con người không còn tin vào năng lực của bản thân mình nữa và nhờ cậy vào một “đấng tối cao” trong tưởng tượng để giải quyết hàng trăm mối lo âu và sợ hãi. Xem thêm Dâng sao giải hạn: Trăm triệu có giải được “vận đen“? Một sai lầm trong văn hóa tâm linh có thể thấy rõ là người ta dâng cúng lễ vật để “mặc cả” với thế giới thần linh. Khấn lễ để xin nhận được điều này hoặc điều kia.

Đức Phật không hề dạy cúng sao giải hạn mà chỉ có lễ cầu an, cầu lợi ích cho đời, cho thế gian. Tất cả họa và phước mà con người có được đều là do nhân quả của chính người ấy làm nên. Tuy nhiên nhiều nơi biến tướng thành lễ dâng sao giải hạn, đốt nhiều vàng mã, làm hình nhân thế mạng cầu tha lực, mang màu sắc mê tín. Hãy tránh xa những tệ nạn mê tín để trả lại sự yên bình của một đời sống tâm linh vốn có từ ngàn năm trước của dân tộc ta.

3. Phóng sinh

Ngày rằm tháng Giêng cũng là lúc người dân lên chùa cúng dâng lễ vật thanh tịnh, làm lễ phóng sinh tạo phước. Phóng sinh là một hành động xuất phát từ tâm mỗi con người, là hành vi cứu súc vật, chim chóc, cá khỏi bị giết hại hay giam nhốt. Việc phóng sinh còn có ý nghĩa sâu xa đó là phóng thích những cái tâm ô uế như cái tâm tham, cái tâm đố kị, hơn thua và thù hận ra khỏi đầu để được tự do, thanh thản trong tâm tưởng. Phóng sinh một lần, phúc báo đời đời, nghiệp lành khai nở.

Tuy nhiên, việc phóng sinh phải phát xuất từ tình thương của mọi người đối với các sinh vật chứ không vì ý nghĩa tư lợi như cầu sống thọ, cầu may mắn, giải trừ tật bệnh.
Thực tế là hầu hết chúng ta muốn cầu may cho mình nên mới muốn có hành động phóng sinh chứ không đơn giản là vì lòng thương cảm về một sinh linh nào đó. Thậm chí, có những người bỏ ra cả mấy chục triệu để mua con vật về phóng sinh như mua ba ba, thú rừng về thả.

Nhưng việc phóng sinh này chỉ là để thể hiện bản thân họ, để người khác trầm trồ vì số tiền bỏ ra mua đồ phóng sinh quá lớn. Việc này không hoàn toàn xuất phát từ tâm nên lợi lộc cũng chẳng được là bao. Vì thế, không cứ phải ngày rằm tháng Giêng người dân mới đi phóng sinh một cách ồ ạt mà có thể thực hiện việc phóng sinh mọi lúc mọi nơi, làm mọi lúc khi chúng ta có điều kiện.

Phóng sinh bằng cái tâm chứ đừng theo phong trào, làm việc không chạy theo số đông. Đặc biệt, nên phát tâm từ bi và thực hiện ngay tức khắc khi phóng sinh. Nếu làm được như vậy thì tâm con người mới thanh thản, phúc đức tự tới. Một lưu ý khác đó là cách phóng sinh phải làm nhanh gọn song vẫn cần phải có chú ý đến sự an toàn của các loài phóng sinh. Tuyệt đối tránh các con vật bị bắt lại sau khi phóng sinh hoặc bán cho người khác. Phóng sinh ngày Rằm tháng Giêng - đừng thả bừa mà mong hưởng phúc

4. Lễ vật mang đi thờ cúng

Những người dân thường chọn lễ cúng đơn giản nhưng những người làm ăn lớn họ nghĩ rằng cứ làm lễ cúng thịnh soạn, mâm cao cỗ đầy dâng lên các vị thánh thần thì sẽ được trời đất phù hộ ban cho nhiều tài lộc, công danh.

Thậm chí, họ đốt nhiều vàng mã, tiền giả, với mong muốn mình cũng sẽ nhận lại số tiền tương đương. Theo Lịch ngày tốt, điều đó đang đi ngược lại những giá trị tốt đẹp và nhân văn của nó. Tất cả mọi thứ đều xuất phát từ lòng thành, hơn nữa, đạo Phật không dạy phải đốt vàng mã cho người đã mất, cũng không cổ xúy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường.

Vì thế, bạn nên nhớ không cúng tiền giả, không cúng tiền có nguồn gốc bất chính, không cúng tiền do tham nhũng, số đề, trộm cắp.
Cúng hoa tươi, quả tươi thanh tịnh, nước thanh khiết, đèn nến, hương thơm, không có hóa chất độc hại. Không cũng đồ mã, đồ cũ, đồ tanh hôi. Không cúng vật thực có nguồn gốc sát sinh.

Một trong những lưu ý khác khi dâng lễ vật đó là tránh chế biến thức ăn chay thay hình dạng tôm kho, thịt nướng. Làm như thế là cái tâm vẫn còn vọng tục, vẫn còn hướng về mặn. Làm thức ăn chay khó hơn thức ăn mặn, đòi hỏi công phu hơn.

5. Bỏ bê công việc để đi lễ chùa


Về mặt phong tục tập quán, lễ cúng Rằm tháng Giêng gắn liền với nền nông nghiệp nguyên thủy xa xưa của nước ta, là ngày bắt đầu làm việc trở lại. Điều này mang ý nghĩa thúc đẩy mọi người hăng say lao động, góp phần phát triển đất nước.

Thế nhưng hiện nay nhiều người lại bỏ bê công việc, đi cúng bái liên tục, đó là hoàn toàn đi ngược lại với ý nghĩa ban đầu của ngày này.

Với Việt Nam và các nước trồng lúa nước, sau ngày rằm tháng Giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu. Bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng. Vì đến thời điểm này thời tiết rất tốt, bắt đầu bớt lạnh, mọi vật đều trong trạng thái rất sung mãn.

Còn với cuộc sống hiện đại, để tiếp nối giá trị tốt đẹp này thì hãy xem thời điểm rằm tháng Giêng là lúc bạn nên quay lại với công việc với lòng quyết tâm cao để thực hiện thật tốt các kế hoạch đã đề ra trong năm mới bạn nhé.
Xem thêm: >> Cách cúng Rằm tháng Giêng 2019 thực hiện đúng thì cả năm an lành, hưởng phúc


Mimo

Rằm tháng Giêng 2019: Việt Nam có thể xem siêu trăng với kích thước cực đạiTết Nguyên Tiêu là Tết gì? Cần tránh làm gì trong ngày này?
Mạng Y Tế
Nguồn: Lịch ngày tốt (https://lichngaytot.com/phong-tuc/ram-thang-gieng-536-196184.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY