Chỉ có một số chế phẩm thảo dược như trà hoặc nước sắc uống không có hoặc có ít tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng với mức độ phù hợp. Để đảm bảo cho cả mẹ và bé, dưới đây là một số loại trà thảo mộc an toàn cho phụ nữ mang thai bạn nên biết.
1. Trà bạc hà xml:namespace prefix="o" />
Trà bạc hà rất có lợi cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên khi sử dụng với một liều lượng thích hợp. Nó là một loại thảo mộc tuyệt vời có tác dụng giảm đầy hơi, nôn mửa và một số triệu chứng ốm nghén như buồn nôn và đau đầu. Điều này là bởi tác dụng chống co thắt của nó.
Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều loại trà này đôi khi dẫn đến kích thích kinh nguyệt trong thời kỳ đầu mang thai.
Trà bạc hà rất có lợi cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên khi sử dụng với một liều lượng thích hợp. |
2. Trà gừng
Nhiều phụ nữ tin rằng, việc sử dụng trà gừng trong thời kỳ đầu mang thai sẽ giúp chống lại tình trạng ốm nghén, buồn nôn, nôn, đau đầu, khó tiêu và thay đổi tâm trạng.
Các nghiên cứu cũng đã cho thấy, thành phần gingerol có trong củ gừng rất an toàn chống lại chứng buồn nôn và nôn mửa. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và sản xuất axit trong dạ dày.
3. Trà xanh
Trong thời kỳ mang thai, việc sử dụng trà xanh với số lượng hạn chế được coi là một thức uống tăng cường sức khỏe rất tốt. Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa tổn thương do stress oxy hóa cho cả mẹ và thai nhi.
Bên cạnh đó, uống trà xanh cũng giúp cải thiện lưu thông máu và giảm huyết áp cao trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều trà xanh sẽ không tốt cho sức khỏe vì nó ngăn cơ thể hấp thụ sắt và axit folic.
4. Trà hoa cúc
Nghiên cứu cho thấy, trà hoa cúc có tác dụng giúp giảm bớt kích ứng đường tiêu hóa, đau khớp và mất ngủ trong thời kỳ mang thai. Điều này là bởi hoạt động chống viêm của hoa cúc cùng với các hợp chất phenolic của nó như flavonoid và coumarin giúp hỗ trợ hiệu quả cho mẹ và thai nhi.
Tuy vậy, một số nghiên cứu cũng đã cho thấy, uống trà hoa cúc thường xuyên trong tam cá nguyệt thứ ba có thể gây sinh non và sinh con nhẹ cân.
5. Trà hạt thì là
Hạt hoặc quả chín phơi khô của cây thì là được biết là có ảnh hưởng tích cực với những rối loạn nội tiết tố thường gặp trong thời kỳ mang thai.
Trà hạt thì là giúp tăng tiết sữa và cải thiện khả năng sinh sản. Nó cũng có tác dụng chống co thắt giúp giảm quá trình chuyển dạ kéo dài, đồng thời dẫn đến sự giãn nở nhanh hơn và hiệu quả của cổ tử cung.
6. Trà cỏ xạ hương
Trà cỏ xạ hương có khả năng giảm đầy hơi và đau bụng trong suốt thời kỳ mang thai. Nó cũng được coi là tác dụng giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu và cảm lạnh thông thường.
Tuy vậy, nếu tiêu thụ quá nhiều trà cỏ xạ hương có thể dẫn đến sảy thai.
Trà cỏ xạ hương có khả năng giảm đầy hơi và đau bụng trong suốt thời kỳ mang thai. |
7. Trà hoa hồi
Việc sử dụng trà hoa hồi với một lượng vừa phải rất có lợi cho việc phục hồi sau sinh và cho con bú tốt hơn. Nó cũng rất an toàn và hiệu quả để sử dụng trong thai kỳ.
Mặc dù vậy, trà hoa hồi không được khuyến khích cho phụ nữ đang sử dụng thuốc chống đông máu warfarin, vì nó có thể làm tăng tác dụng của thuốc.
Trà thảo mộc cũng có những loại tốt cho phụ nữ mang thai nhưng không có nghĩa là cứ uống càng nhiều càng tốt. Phụ nữ mang thai hay kể cả người bình thường, khi sử dụng trà thảo mộc đều nên dùng liều lượng vừa phải, dùng quá nhiều dễ gây ra các tác dụng phụ.
Phong Vũ
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: