Kỳ nghỉ Tết là khoảng thời gian đặc biệt nhất trong năm nhưng cũng có thể gây ra tình trạng mất ngủ cho nhiều người. Đặt ra nhiều kế hoạch phải thực hiện và cảm thấy căng thẳng vì không thể hoàn thành như dự kiến là hiện tượng khá phổ biến. Đôi khi, ngay cả những vấn đề nhỏ nhặt với gia đình cũng có thể khiến bạn lo âu và mất ngủ.
Charlene Gamaldo, chuyên gia y khoa tại Trung tâm Giấc ngủ Johns Hopkins cho biết, bất kỳ yếu tố nào có thể làm thay đổi giờ giấc nghỉ ngơi của cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học. Nếu muốn cải thiện sức khỏe và tâm trạng, hãy áp dụng một vài mẹo đơn giản dưới đây để duy trì giấc ngon trong những ngày nghỉ:
Đừng bỏ dở những công việc bạn cần làm để chuẩn bị cho ngày nghỉ đến phút cuối cùng.
Cố gắng trì hoãn công việc chỉ khiến cho mọi thứ ngày càng chồng chất và rồi sau đó bạn sẽ phải hoàn thành tất cả trong cùng một lúc. Thói quen này tạo ra căng thẳng và gián tiếp gây mất ngủ. Để tránh điều đó, hãy lên kế hoạch kỹ càng trước khi bắt đầu kỳ nghỉ. Bạn nên lập danh sách tất cả những việc cần làm và cố gắng hoàn thành mọi thứ theo mục tiêu đề ra.
Giấc ngủ có thể dễ dàng bị đảo lộn trong ngày nghỉ do tiệc tùng hoặc mong muốn ngủ bù. Nếu ngủ nhiều vào ban ngày, bạn sẽ khó thể chợp mắt vào ban đêm. Thời điểm thức dậy và đi ngủ cần phải đúng giờ vì điều này sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể và sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những phụ nữ thiết lập giờ giấc ngủ đều đặn có thể tránh tăng cân không mong muốn trong ngày nghỉ.
Tập thể dục là một phần quan trọng của cuộc sống, đặc biệt đối với những người thường xuyên phải ngồi sau bàn làm việc cả ngày.
Tập thể dục thường xuyên và tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên là những yếu tố góp phần duy trì chất lượng giấc ngủ, giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Việc làm này có lợi cho mọi người, kể cả những người sở hữu một cơ thể khỏe mạnh. Kỳ nghỉ là thời gian tuyệt vời để thử tập yoga bên gia đình và người thân. Bạn cũng có thể lựa chọn nhiều bài tập khác nhau để rèn luyện sức khỏe hoặc tham gia những hoạt động ngoài trời bên gia đình và bạn bè.
Bạn nên dành chút thời gian viết ra suy nghĩ của mình, lên danh sách các việc cần làm trong hôm sau hoặc vấn đề gặp phải mỗi tối. Bằng cách này, lo âu sẽ biến mất và không khiến bạn phải thức dậy vào nửa đêm. Lên kế hoạch sẵn được coi là cách gửi tín hiệu đến não bộ để báo hiệu đã đến lúc nghỉ ngơi.
Ăn vặt sau bữa tối có thể coi là một trong những thói quen nhiều người mắc phải nhất.
Mọi người nên tránh xa thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo và cafein sau 3 giờ đêm. Nếu không thể loại bỏ thói quen ăn đêm, bạn hãy tìm tới những đồ ăn lành mạnh hơn như trái cây, các loại hạt và ngũ cốc nguyên cám trước khi đi ngủ. Nhìn chung, khi cơ thể phải tập trung vào việc tiêu hóa đồ ăn, bạn sẽ khó có thể chợp mắt hơn.
Nhâm nhi một vài ly rượu trước khi đi ngủ có thể phá hoại giấc ngủ của bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra, cơ thể chuyển hóa chất cồn khiến cho giấc ngủ trở nên gián đoạn vào ban đêm. Nếu không thể bỏ thói quen này, bạn tốt hơn hết hãy giảm lượng rượu tiêu thụ xuống mức tối thiểu, một hoặc hai ly mỗi tối.
Uống rượu không chỉ ảnh hưởng tới giấc ngủ mà còn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy vào hôm sau. Do đó, hãy cố gắng tránh dùng đồ uống có cồn khoảng 2-3 giờ trước khi đi ngủ.
Sở hữu tâm trạng tốt sẽ giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ.
Trong những ngày nghỉ, mọi người nên biến thói quen ngủ ngày thành những hoạt động thú vị bên gia đình. Thay vì xem TV, thử chơi một số trò chơi với trẻ nhỏ hoặc tham gia vào các hoạt động thư giãn là việc làm sáng suốt. Dù lựa chọn hoạt động nào, hãy đảm bảo những điều này mang lại cảm giác thoải mái và sự vui vẻ cho bạn.
Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và thức dậy vào ngày hôm sau.
Xem TV, sử dụng máy tính, điện thoại di động hoặc bất kỳ thiết bị điện tử nào khác phát ra ánh sáng sẽ tác động đến não như ánh sáng ban ngày. Tình trạng này làm ức chế quá trình sản sinh melanin, một loại hormone thúc đẩy cơ thể chìm vào giấc ngủ. Hơn nữa, trước khi chợp mắt, bạn cũng cần loại bỏ tất cả những nguồn ánh sáng có thể gây mất ngủ.
Nếu bạn không thể chìm vào giấc ngủ hoặc giấc ngủ bị gián đoạn, đừng ngại ngần rời khỏi giường. Thay vì dọn nhà, giặt quần áo hoặc xem điện thoại, bạn nên làm điều gì đó có thể chuyển hướng sự chú ý như đọc sách, viết nhật ký, nghe nhạc, tắm nước ấm hay uống trà. Những việc làm này có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ trở lại.
(Nguồn: Comprehensivesleepcare)
Chủ đề liên quan:
tránh mất ngủ