Dinh dưỡng hôm nay

Mùa đông, bệnh nhân tiểu đường nên ăn trái cây gì?

Có rất nhiều loại trái cây theo mùa vào mùa đông, chẳng hạn như kiwi, bưởi và trái cây họ cam quýt. Một số loại trái cây có chứa nhiều đường fructose dễ tiêu hóa và hấp thụ dẫn đến tăng đường huyết sau bữa ăn. Nhưng có một số loại trái cây mà bệnh nhân tiểu đường có thể ăn, đặc biệt là trái cây ít đường.

Dưới đây là một số loại trái cây bệnh nhân tiểu đường nên ăn trong mùa đông này:

1. Táoxml:namespace prefix="o" />

Chỉ số đường huyết của táo là khoảng 36 và hàm lượng đường khoảng 13,5%. Đường trong đó được hấp thu chậm và đều, có tác dụng hạ đường huyết rất tốt, nhất là sau bữa ăn.

Táo chứa nhiều chất xơ giúp điều chỉnh lượng đường huyết trong cơ thể, ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng giảm đột ngột.

Táo chứa nhiều chất xơ giúp điều chỉnh lượng đường huyết trong cơ thể, ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng giảm đột ngột. Cố gắng chọn những quả táo còn xanh, rất giàu crom có tác dụng cải thiện độ nhạy cảm của insulin, thông thường bạn có thể ăn 200 gam táo mỗi ngày.

2. Cam

Hàm lượng đường trong cam cũng tương đối thấp, trong cam có chứa các chất chua, pectin, vitamin C… có tác dụng nâng cao sức đề kháng, kích thích tiết insulin giúp ổn định đường huyết. Nó cũng giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường tiến triển nặng hơn, làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

3. Lê

Chỉ số đường huyết của lê tương tự như táo, nhưng nó có nhiều nước và hàm lượng đường thấp. Người bệnh tiểu đường nên chọn lê quả dài để ăn. Tuy nhiên, không nên ép lê vì điều này có thể gây rối loạn lượng đường trong máu.

4. Bưởi

Chỉ số đường huyết của bưởi khoảng 25, phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Đồng thời, nó cũng rất giàu crom, có tác dụng cải thiện hoạt động của insulin. Bưởi cũng rất giàu naringin, giúp tiêu hóa và phân hủy axit béo, giảm gánh nặng cho tế bào đảo tụy B.

Bưởi cũng rất giàu naringin, giúp tiêu hóa và phân hủy axit béo, giảm gánh nặng cho tế bào đảo tụy B.

Tuy nhiên, bưởi tính lạnh, bệnh nhân tiểu đường tỳ vị yếu, khi bị tiêu chảy không được ăn bưởi, để tránh gây dao động lượng đường trong máu.

Ngoài ra, bưởi có chứa các hoạt chất có khả năng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của các loại thuốc, dễ gây tác dụng phụ. Đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc hạ mỡ máu, thuốc hạ huyết áp.

5. Kiwi

Quả Kiwi được mệnh danh là vua của các loại trái cây, với hàm lượng đường từ 8% đến 14%, chỉ số đường huyết khoảng 52. Quả Kiwi rất giàu chất xơ hòa tan, có khả năng làm giảm sự hấp thụ đường. Vì quả kiwi mềm và dễ tiêu hóa nên bệnh nhân tiểu đường nên kiểm soát lượng quả kiwi ăn vào, chỉ nên ăn một nửa hoặc một quả.

Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn 100-200 gram trái cây mỗi ngày và hàm lượng đường trong trái cây không được vượt quá 15%. Nên sắp xếp thời gian ăn trái cây xen kẽ giữa các bữa ăn, chẳng hạn như 10 giờ sáng và 16 giờ chiều, và nên tính lượng trái cây ăn vào tổng lượng calo hàng ngày để tránh đường huyết dao động quá nhiều.

Nếu lượng đường trong máu dao động quá nhiều, bạn cũng có thể thay thế trái cây bằng cà chua và dưa chuột. Ngoài ra, sau khi ăn trái cây, bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu sau bữa ăn hai giờ, như vậy bạn có thể phán đoán xem loại trái cây đó có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu hay không.

Xem thêm: Bạn cần bao nhiêu phút đi bộ để đốt cháy hết lượng calo sau khi ăn một bát phở?

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/mua-dong-benh-nhan-tieu-duong-nen-an-trai-cay-gi-36596/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY