Tác giả của bài xã luận là bác sĩ tim mạch Aseem Malhotra và Tiến sĩ Andrew Apps, với Simon Capewell, giáo sư lâm sàng dịch tễ học và phó chủ tịch mới đắc cử của Khoa Y tế Công cộng thuộc Viện Y tế Chăm sóc và Sức khỏe Quốc gia (Anh) đã đưa ra khuyến nghị rằng một chế độ ăn uống lành mạnh có thể cung cấp cho các lợi ích tương tự như uống thuốc hạ cholesterol.
Trong bài xã luận, các bác sĩ cho rằng, statin có thể làm tăng tác hại từ các tác dụng phụ, và statins hoàn toàn không nên đưa ra những ảo ảnh về sức mạnh trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch.
“Thực tế 80% bệnh nhân mắc bệnh tim mạch là do các yếu tố của lối sống không lành mạnh bao gồm một chế độ ăn uống không lành mạnh, hút thuốc lá và lười hoạt động thể chất. Đối với những người có nguy cơ thấp, thì những lợi ích của statins là khiêm tốn ở mức tốt nhất," các nhà nghiên cứu nói.
Thay thế cho statins ở những người có nguy cơ thấp trong việc ngăn ngừa có hiệu quả cơn đau tim và đột quỵ là ăn một quả táo mỗi ngày, một số ít các loại hạt hoặc 4 thìa dầu ô liu nguyên chất hàng ngày.
Ngoài ra, hạt hạnh nhân, hạt phỉ, quả hồ đào, một số hạt thông, quả hồ trăn, óc chó chứa hàm lượng cao các chất béo "tốt" có thể làm giảm chất béo có hại trong máu.
Theo NHS, đàn ông khỏe mạnh trên 60 tuổi, và phụ nữ khỏe mạnh trên 65 tuổi có thể được cung cấp statins để cắt giảm lượng cholesterol. Những người có cholesterol cao, hút thuốc lá, béo phì hoặc có tiền sử gia đình về bệnh tim có thể được cung cấp các loại thuốc ở độ tuổi trẻ hơn.
Một nghiên cứu nghiên cứu trước đây cũng cho thấy bệnh nhân uống statins ăn nhiều chất béo và calo, và tăng cân nhanh hơn, so với những người không uống.
Bích Ngọc
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: